Nước cất là gì? Có uống được hay không?

Nước cất là gì? Có uống được hay không?

Nước cất được biết đến với độ tinh khiết cực cao, vậy nước cất là gì? Có uống được hay không? Nước cất dùng để làm gì? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về loại nước đặc biệt này nhé!

Nước cất là gì?

Định nghĩa nước cất

Nước cấtnước nguyên chất độ tinh khiết cực cao. Nước cất được tạo thành bằng cách chưng cất nước từ nhiều phương pháp khác nhau như: Lọc, ngưng tụ hơi nước, thẩm thấu ngược… 

Định nghĩa nước cất

Có mấy loại nước cất?

Thông thường, nước cất được chia thành 3 loại là: nước cất 1 lần, nước cất 2 lần và nước cất 3 lần. 

  • Nước cất 1 lần: Được tạo thành bởi quá trình chưng cất 1 lần.
  • Nước cất 2 lần: Là nước cất 1 lần được chưng cất thêm lần 2.
  • Nước cất 3 lần: Là nước cất 2 lần được chưng cất thêm lần 3.

Nước cất được tạo ra như thế nào?

Quy trình sản xuất nước cất đúng chuẩn

Như chúng tôi đã đề cập ở trên, nước cất được tạo thành bằng quá trình chưng cất. Tuy nhiên, với yêu cầu cao về độ tinh khiết của nước cất nên chúng thường được sản xuất bằng một dây chuyền hiện đại, khép kín với các thiết bị được làm từ inox thường xuyên được vệ sinh và kiểm tra nghiêm ngặt để chất lượngtiêu chuẩn của nước cất luôn được đảm bảo. 

Cụ thể, quy trình sản xuất nước cất công nghiệp bao gồm những công đoạn sau:

Bước 1: Xử lý nguồn nước được sử dụng để chưng cất thông qua công nghệ lọc.

Bước 2: Đưa nguồn nước đã được xử lý ở bước 1 vào máy cất một lần để thực hiện quy trình chưng cất, giai đoạn này sẽ cho ra nước cất 1 lần. Nước cất 1 lần sau khi đưa qua máy cất lần 2 sẽ thu được nước cất 2 lần

Bước 3: Sau khi thu được nước cất thành phẩm sẽ đem đóng vào các chai, lọ, can… đã được chuẩn bị từ trước. Các vật chứa này trước đó đã được làm sạch, sục khí ozon và dùng đèn cực tím để diệt khuẩn. 

Nước cất có phải là nước tinh khiết không?

Nước cất có phải là nước tinh khiết?

Nếu như bạn đang thắc mắc liệu nước cất tinh khiết có phải là nước tinh khiết hay không thì chúng tôi xin khẳng định nước cất không phải là nước tinh khiết

Nước cất là nước nguyên chất có độ tinh khiết cực cao được tạo thành bằng quá trình chưng cất. Trong nước cất không chứa bất kỳ một loại tạp chất vô cơ hay hữu cơ nào, kể cả các khoáng chất có lợi.

Trong khi đó, nước tinh khiết là nước đã trải qua quá trình lọc sạch nhằm loại bỏ các tạp chất, cặn bẩn, virus, vi sinh vật, rong rêu… Từ đó, nước trở nên tinh khiết và an toàn với sức khỏe người dùng. Nguồn nước sinh hoạt vào sau khi đi qua bộ lọc thô sẽ được loại bỏ đi các tạp chất có kích thước lớn, sau đó nguồn nước này sẽ tiếp tục được đưa vào các bộ lọc hiện đại hơn để loại bỏ các chất bẩn có kích thước cực nhỏ, khử mùi, màu, cũng như các loại vi khuẩn, virus có trong nước. 

Ví dụ, bộ lọc ở một số máy lọc nước sử dụng công nghệ hiện đại như: Máy Kangen, máy lọc nước điện giải Panasonic, Trim Ion, Atica hay Mitsubishi Cleansui… có khả năng loại bỏ đến 99.99% các loại tạp chất, vi sinh vật gây hại… để tạo thành nước tinh khiết,  sạch, đồng thời cải thiện hương vị của nước, làm cho nước tinh khiết trở nên ngon, ngọt hơn.

Không chỉ vậy, nước tinh khiết sau đó còn được đưa vào buồng điện phân để tách và tái cấu trúc phân tử tạo ra nước ion kiềm cực kỳ tốt cho sức khỏe con người với khả năng ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị một số bệnh thường gặp trên cơ thể con người.

Máy lọc nước Kangen

 Máy Kangen sử dụng công nghệ lọc hiện đại và công nghệ điện phân tạo thành nước tinh khiết và nước ion kiềm cực kỳ tốt cho sức khỏe con người

Nước cất có uống được không?

Với độ tinh khiết cực cao như vậy thì nước cất có uống được không? Nước cất hoàn toàn có thể uống được nhưng đây không phải là loại nước thích hợp để bạn có thể sử dụng hàng ngày để uống. 

Nước cất tuy rất tinh khiết nhưng lại thiếu đi các yếu tố vi lượng cần thiết cho cơ thể con người như: Mg, Ca, Zn, Fe… Do vậy, khi uống nước cất trong thời gian dài, cơ thể chúng ta không những sẽ không được bổ sung các khoáng chất có lợi mà còn bị thiếu hụt đi các khoáng chất cần thiết, dẫn đến nguy cơ bị loãng xương, tiểu đường, bệnh về tim mạch, mất cân bằng điện giải, cơ thể bị mất nước…

Do vậy, loại nước thích hợp nhất dùng để uống là nước tinh khiết, đặc biệt là nước ion kiềm hay nước Kangen giàu Hydro được tạo thành bởi công nghệ điện phân hiện đại mà chúng tôi đã đề cập ở trên.

Vậy nếu không được dùng để uống thì nước cất dùng để làm gì? Mời các bạn cùng theo dõi phần tiếp theo nhé.

Nước cất được ứng dụng thế nào trong đời sống?

Nước cất không được dùng để ăn uống mà được ứng dụng ở nhiều lĩnh vực trong đời sống như:

Trong lĩnh vực y tế

Nước cất dùng để làm dung môi pha loãng các loại dược phẩm

Do nước cất không chứa bất kỳ chất vô cơ hay hữu cơ nào nên nó thường được dùng trong lĩnh vực y tế, cụ thể:

  • Pha thuốc, các loại dược phẩm, sắc thuốc… 
  • Ngoài ra, nước cất cũng được dùng để rửa vết thương, các dụng cụ dùng trong phòng mổ đòi hỏi tính vô trùng cao. 
  • Dùng trong các loại máy đòi hỏi độ chính xác cao như: Máy chạy thận nhân tạo, máy thở oxy…
  • Dùng làm dung môi để đưa trực tiếp vào cơ thể người…

Trong lĩnh vực công nghiệp

Nước cất cũng được ứng dụng ở nhiều ngành trong lĩnh vực công nghiệp như:

  •  Bảo trì, bảo dưỡng, sản xuất, làm mát các thiết bị, máy móc, lò hơi.
  • Dùng để pha các loại hóa chất công nghiệp, xi mạ, sạc ắc quy…
  • Dùng trong công nghiệp hóa học, đặc biệt là các thí nghiệm hóa học đòi hỏi độ chính xác cao.
  • Công nghiệp chế biến thực phẩm…

Trong lĩnh vực làm đẹp

  • Nước cất dùng trong việc sản xuất các mỹ phẩm làm đẹp.
  • Trong công nghệ Spa, nước cất được dùng để pha tinh chất, bột mặt nạ làm đẹp… hay rửa các dụng cụ, máy móc dùng trong quá trình chăm sóc sắc đẹp.

Đến đây chắc hẳn các bạn cũng đã hiểu rõ nước cất là gì và được ứng dụng thế nào trong đời sống rồi phải không nào? Tuy là loại nước cực sạchtinh khiết nhưng đây không phải là loại nước thích hợp để uống hàng ngày mà được ứng dụng chủ yếu trong y tế hay các ngành công nghiệp, làm đẹp… Hãy truy cập vào website https://kangen.vn/ hoặc liên hệ theo số hotline 0569198888 để tham khảo thêm nhiều thông tin bổ ích khác nhé!

← Bài trước Bài sau →
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên

Bình luận