Góc hỏi đáp: Nước sạch là gì? Cách tạo ra nguồn nước sạch là gì?

Góc hỏi đáp: Nước sạch là gì? Cách tạo ra nguồn nước sạch là gì?

Có bao giờ bạn nghĩ nước sạch là gì không? Với câu hỏi này chắc hẳn mỗi người sẽ có một định nghĩa riêng về nguồn nước sạch. Đôi khi vì những nhận thức sai không đúng đắn về vấn đề thế nào là nước sạch nên một số gia đình đã vô tình sử dụng những nguồn nước chưa thật sự đạt chuẩn.

Nước sạch là gì?

Để định nghĩa nước sạch là gì, Liên Hợp Quốc giải thích như sau: Nước sạch không phải là nước tinh khiết không lẫn tạp chất gì như nước cất mà nước sạch có bao gồm một số hợp chất hòa tan nhưng không gây hại cho sức khỏe. Những nguồn nước không uống được có thể thực hiện các quy trình như khử muối, chưng cất, khử trùng hay thẩm thấu ngược thì có thể uống được.

Nước sạch là gì?

 Nước sạch là gì?

Một khái niệm khác cho rằng nước sạch là nguồn nước đã được lọc qua hệ thống của nhà máy và đảm bảo quy trình kiểm định nghiêm ngặt về độ sạch cũng như độ an toàn trước khi dùng. Hay nói cách khác, nước sạch là nước hợp vệ sinh, an toàn cho sức khỏe và có tính chất không màu, không mùi, không vị, đặc biệt là không chứa vi sinh vật hay vi khuẩn gây các mầm bệnh cho người dùng. Khi nước sinh hoạt được đảm bảo về độ an toàn thì quá trình nấu nướng và ăn uống được bảo vệ hơn.

Bộ Y Tế nước ta đã đưa ra 109 tiêu chuẩn để đo lường độ “sạch” của nước cũng như nồng độ các chất có trong nước ở ngưỡng an toàn, tiêu biểu như mùi vị, độ trong đục, độ cứng, độ pH, chất rắn hòa tan (TDS), độ kiềm, màu sắc, mức độ nhiễm xạ, vi sinh vật hay hàm lượng những chất hữu cơ và vô cơ…

Từ đó, người ta dễ dàng xác định được đâu là nguồn nước sạch nhờ dựa trên các chỉ số nồng độ của các chất dưới hoặc bằng mức cho phép theo thông tư số 04/2009 TT - BYT (17/6/2009). Ngoài ra, Bộ Y Tế còn cung cấp thêm chuẩn QCVN 06-1:2010/BYT về 21 chỉ tiêu hóa và 5 chỉ tiêu vi sinh đối với những nguồn nước được cho là có thể uống ngay được.

Nguồn nước sạch là gì?

Nguồn nước sạch là những nguồn nước đạt tiêu chuẩn, có thể sử dụng để phục vụ các mục đích sinh hoạt hàng ngày chẳng hạn như nấu nướng, tắm rửa, giặt giũ,... Tuy nhiên, nguồn nước sạch có thể là nguồn nước không được khuyến cáo uống trực tiếp khi chưa đun sôi để nguội.

Nguồn nước sạch được hiểu là nguồn nước đáp ứng tiêu chí 3 không, gồm: không màu - không mùi - không vị. Bên cạnh đó, nguồn nước sạch phải là nguồn nước đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật của quốc gia về chất lượng của nguồn nước sinh hoạt: QCVN 02:2009/Bộ Y tế.

Nguồn nước sạch có thể lấy từ đâu?

Trên thực tế, nguồn nước sạch có thể tìm thấy rất nhiều trong môi trường tự nhiên và nhân tạo. Chẳng hạn như:

Nguồn nước lấy từ giếng khoan: Đây là nguồn nước nằm sâu trong lòng đất, bên dưới hàng ngàn lớp đất đá, cùng các tầng vật chất. Nguồn nước giếng khoan vì là nguồn nước tự nhiên nên chứa rất nhiều khoáng chất và các nguyên tố vi lượng. Tuy nhiên, chất lượng của nguồn nước giếng khoan cũng phụ thuộc rất lớn vào mạch nước của từng giếng khoan, vì vậy tương đối khó khăn trong việc kiểm soát chất lượng.

Nguồn nước mưa: Các hộ gia đình nhiều miền quê của Việt Nam thường có thói quen tích trữ nước mưa sau những cơn mưa lớn để phục vụ cho mục đích sinh hoạt. Tuy nhiên, do sự phát triển của nền công nghiệp, nhiều nhà máy mọc lên đã xả một lượng rất lớn khí thải ra môi trường. Vì thế, trong nguồn nước mưa tự nhiên sẽ lẫn một số tạp chất gây hại, cũng như hàm lượng axit, nên sẽ không còn giữ được độ sạch và an toàn cần thiết để sử dụng.

Nguồn nước máy đã qua xử lý: Đây là nguồn nước được sử dụng rộng rãi tại các thành phố tại Việt Nam. Nguồn nước ngầm hoặc nguồn nước từ sông sau đó cho qua hệ thống xử lý nước từ các nhà máy để khử sạch kim loại nặng như Sắt hoặc Mangan. Sau đó, nguồn nước sẽ được tiệt trùng bằng Clo và vận chuyển đến nhà dân.

Đánh giá chất lượng và mức độ an toàn của những nguồn nước sinh hoạt

Mức độ an toàn của những nguồn nước ở Việt Nam

         Mức độ an toàn của những nguồn nước ở Việt Nam

Qua những thông tin trên về nước sạch là gì, có thể chúng ta vẫn chưa hình dung được vì đó là những định nghĩa mang tính lý thuyết. Thực tế thì nước ta có nguồn nước rất đa dạng, đôi khi mỗi vùng miền sẽ sử dụng nguồn nước khác nhau. Do đó những đánh giá dưới đây sẽ mang lại cho bạn cái nhìn khách quan nhất về chất lượng cũng như mức độ sạch ở từng nguồn.

Nước máy

Trước khi đến tay người dùng thì nước máy đã phải trải qua quy trình kiểm tra nghiêm ngặt về độ an toàn của nguồn. Nhưng vì nguồn nước quá lớn và nhu cầu sử dụng ngày càng tăng nên đôi khi trong nước máu vẫn còn đọng lại một số chất ô nhiễm nhưng những chất này không gây ra những rủi ro nghiêm trọng cho sức khỏe. Tuy nhiên, đôi khi nguồn nước máy không được xử lý triệt để nên vẫn còn tồn tại những dư chất độc hại, trường hợp này gọi là ô nhiễm nước sạch.

Nói cách khác ô nhiễm nước sạch nguyên nhân là do nhiễm độc từ đầu nguồn nhưng quá trình xử lý của nhà máy không thể quán triệt được hết những độc chất này vì dây chuyền ống nước bị vỡ hoặc do chì từ ống thấm vào nước. Mặc dù trên những ống nước trong nhà máy đã dán nhãn “không chì” nhưng thực tế thì vẫn chứa khoảng 8% chì.

Tuy nhiên, người dùng vẫn có thể tránh sự ô nhiễm chì này bằng cách xả nước trong 1 phút đầu trước khi sử dụng. Nếu dùng cho ăn uống nên lấy từ vòi nước lạnh rồi đun sôi lên, không nên lấy vì vòi ấm/ nóng sẽ làm cho chì ngấm nhiều hơn.

Nước mưa

Nước mưa có phải là nguồn nước sạch hay không?

 Nước mưa có phải là nguồn nước sạch hay không?

Nước mưa là kết quả của quá trình bốc hơi, tích tụ tạo thành những đám mây và khi đủ nặng thì có mưa. Trước đây, nước mưa được xem là một nguồn nước sạch. Nhưng đến hiện tại thì điều này không còn nữa do tình trạng ô nhiễm môi trường.

Cụ thể hơn là khi không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng do khí thải từ các nhà máy công nghiệp, phương tiện giao thông, SO2, bụi và vô số những tác nhân gây ô nhiễm khác nhưng không được kiểm soát triệt để… Tất cả bốc lên bầu khí quyển và cùng hòa tan với giọt mưa rơi xuống đất.

Nước giếng

Ở một số vùng nước giếng vẫn còn được dùng nhiều trong các hoạt động sinh hoạt. Nhưng tiêu chuẩn nước giếng được xem là nước sạch là gì?

  • Cấu trúc xây dựng giếng;
  • Vị trí đặt giếng;
  • Chất lượng của tầng nước ngầm cung cấp cho giếng;
  • Công trình xung quanh nơi đặt giếng;
  • Cách duy trì nguồn nước giếng.

Để đảm bảo nước giếng đạt tiêu chuẩn sạch thì khi chuẩn bị thi công đào giếng, gia đình bạn nên trao đổi với những người có chuyên môn về những yếu tố này. Thêm nữa, trong quá trình sử dụng nước giếng thì phải thường xuyên kiểm tra chất lượng của nước, nếu phát hiện có bất thường thì nên giải quyết sớm.

Nước uống đóng chai

25% nước uống đóng chai trên thị trường là nước máy tinh chế

                                  25% nước uống đóng chai trên thị trường là nước máy tinh chế

Được cho là loại nước an toàn cho sức khỏe vì trước khi đến tay người tiêu dùng thì các những chai nước này phải tuân thủ quy trình kiểm định khá khắt khe như mức độ cho phép các hóa chất, nguồn nước như thế nào, tiêu chuẩn thực hành, tiêu chuẩn vi sinh, phóng xạ và quy định ghi nhãn hàng hóa.

Có một tình trạng về nước đóng chai vẫn tồn tại nhưng ít người biết, đó là 25% số nước đóng chai hiện nay là nước máy được tinh chế. Điều này hoàn toàn khác hẳn với những gì được quảng cáo như nước đóng chai là nước khoáng tự nhiên, tinh khiết…Và đôi khi vì lợi nhuận mà có không ít thương hiệu nước đóng chai nhỏ lẻ được bày bán tràn lan, nhưng chất lượng của nước và vỏ chai đều chưa trải qua kiểm định rõ ràng.

Vậy cách để nhận biết nước đóng chai là nước khoáng thiên nhiên hay là nước sạch là gì? Hãy thử nhìn trên nhãn chai, nếu có những cụm từ như “nước ngầm” thì đó là nước khoáng thiên nhiên. Còn nếu là nước tinh khiết hay nước chưng cất thì đó là sản phẩm của quá trình lọc nước.

Nước đun sôi để nguội

Các hộ gia đình thường sử dụng nước máy hoặc nước giếng để đun lên. Về cơ bản thì nước đun sôi cũng có thể xem là nước sạch vì khi nhiệt độ tăng lên nhanh chóng thì có khả năng tiêu diệt được vi khuẩn. Thế nhưng, đun sôi nước vẫn chưa hẳn là phương pháp tối ưu vì các thành phần kim loại nặng không thể được loại bỏ hoàn toàn. Quan trọng hơn là nước đun sôi khi để qua 24 tiếng thì có khả năng cao sẽ nhiễm khuẩn trở lại và còn nguy hiểm hơn cho sức khỏe người dùng.

Có thể bạn quan tâm Nước sôi để nguội có tốt không? Hướng dẫn uống nước sôi để nguội đúng cách

Cách nhận biết nước sạch và nguồn nước sạch

Để biết nước bạn đang sử dụng có sạch không và nguồn nước gia đình bạn đang sử dụng có an toàn hay không thì bạn có thể dựa vào các yếu tố sau:

Mùi vị: Nước sạch và an toàn để sử dụng sẽ không có mùi, nếu nguồn nước nhà bạn có mùi tanh, mùi Clo quá nồng thì chắc chắn nguồn nước này không phải là nước sạch, và không nên sử dụng.

Màu sắc: Nước sạch có đặc điểm là không màu. Nếu nước có màu vàng hoặc xanh thì khả năng cao nước đã bị ô niễm nặng. Những nguồn nước này thường có chứa hàm lượng tảo biển, sắt và phèn cực kỳ cao.

Độ đục của nước: Nước quá đục sẽ là nước có chứa quá nhiều vi sinh vật và vi khuẩn, và không an toàn để sử dụng.

Độ cứng: Nước có độ cứng cao sẽ thường gây ra tình trạng đóng cặn sau khi đun sôi và thường gây nghẽn đường ống nước.

Asen: Asen là một loại chất không màu, không mùi, và không có vị. Để biết nguồn nước có chứa Asen hay không thì cần phải xét nghiệm nước.

Mangan: Nếu đáy thùng chứa nước cócặn màu đen sau một thời gian sử dụng thì nguồn nước chắc chắn đã nhiễm Mangan.

Vai trò của nước sạch đối với con người là gì?

Nước sạch có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cuộc sống

 Nước sạch có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cuộc sống

Nước sạch đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe

Một thành phần không thể thiếu

Chúng ta ai cũng biết rằng 70% cơ thể con người là nước nhưng chính xác hơn thì 70% nước trong cơ thể con người lúc sơ sinh, khi trưởng thành thì lượng nước chỉ chiếm 60% nhưng đến 85% khối lượng của não được cấu thành từ nước.

Có vai trò như một dung môi để các phản ứng hóa học được xảy ra trong cơ thể

Một phản ứng hóa học nếu không có dung môi thì sẽ khó có thể xảy ra và phần trăm thành công cũng không cao. Như vậy chuyện gì sẽ xảy ra với cơ thể con người nếu thiếu đi dung môi quan trọng như nguồn nước? Trước hết là các phản ứng hóa học trong cơ thể sẽ không thể xảy ra, khiến cho chức năng của cơ thể sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, các cơ quan sẽ không thể hoạt động một cách bình thường.

Nước còn hỗ trợ vận chuyển hầu hết những nguyên tố dinh dưỡng

Nước trong máu giúp cho máu có dạng lỏng, đồng thời vận chuyển và hòa tan các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. Còn những chất thừa sản sinh trong quá trình chuyển hóa (carbon, ure... )  sẽ được hòa tan trong nước của máu sau đó được vận chuyển đến phổi và thận để bài tiết chúng ra ngoài.

Duy trì sự sống của cơ thể

Ngoài ra, khoa học còn chứng minh được rằng con người có thể nhịn ăn trong mấy tuần nhưng lại không thể tồn tại khi cơ thể thiếu nước trong 3-4 ngày. Hơn nữa, theo kết quả những nghiên cứu mới hơn cho thấy rằng khi cơ thể mất đi 2% lượng nước thì khả năng làm việc giảm đến 20%.

Vậy nếu mất đi 10% lượng nước thì sao? Cơ thể bạn lúc này giống như thể vừa bị ai đó đầu độc. Nghiêm trọng hơn nữa nếu mất đi 21% lượng nước trong cơ thể thì sẽ tử vong ngay lập tức. Từ đây cũng có thể thấy rằng cung cấp nước đúng chuẩn và đủ cho cơ thể sẽ giúp cho mọi hoạt động diễn ra ổn định hơn.

Vai trò của nước sạch đối với động, thực vật

Nước sạch công chỉ có công dụng đối với con người, mà nước sạch cũng rất quan trọng đối với sự phát triển của thực vật và các loài động vật. Nước sạch có khả nnăg kích thích sinh trưởng và sự phát triển của cây cối, các loài động vật, từ đó giúp cho hệ sinh thái trở nên đa dạng và phong phú hơn. Từ đó, nguồn cung cấp thực phẩm cho con người cũng đa dạng hơn.

Vai trò của nước sạch đối với môi trường

Nước sạch có công dụng đặc biệt đối với môi trường tự nhiên, nước tạo ra một vòng tuần hoàn gồm “mưa - nước ngọt - nước biển - mưa”. Đây là điều kiện rất quan trọng để điều hòa khí hậu, duy trì sự sống của muôn loài.

Làm thế nào để có nước sạch?

Vấn đề ô nhiễm nguồn nước ai đang trong tình trạng báo động. Nguyên nhân chính là nước thải từ nhà máy công nghiệp, ô nhiễm không khí, bụi bẩn nhiều… Vậy có cách nào để cứu nguồn nước không?

Đun sôi nước

Đun sôi nước là cách thức được nhiều người thực hiện từ trước đến nay để làm sạch nguồn nước. Tuy nhiên, một số nguồn nước có chứa khoáng chất tự nhiên như nước mưa, nước khoáng nếu đun sôi sẽ vô tình làm mất đi các vi chất có lợi cho cơ thể.

Ngoài ra, đối với một số nguồn nước máy, kể cả khi đã đun sôi thì nguy cơ tồn tại một số loại vi khuẩn, vi trùng có kích thước siêu nhỏ cũng rất cao. Bên cạnh đó, đối với các nguồn nước như nước giếng, các chuyên gia khuyên nên đợi các chất lắng xuống, sau đó sử dụng phần nước mặt bên trên để đun sôi.

Đun sôi nước để có nước sạch

Đun sôi nước cũng là cách tạo ra nguồn nước sạch

Lọc nước

Ưu điểm của phương pháp lọc nước này để lấy nước sạch là gì? Đối với phương pháp này thì chúng ta sẽ dùng các quy trình hóa học và vật lý để làm sạch nước và loại khỏi nước những hợp chất, vi sinh vật có hại. Đây được xem là phương pháp hiệu quả nhất vì hầu hết các quy trình đã được thí nghiệm và kiểm nghiệm kết quả trước đó.

Chưng cất

Quy trình chưng cất để lọc nước                                 Quy trình chưng cất để lọc nước

Nước sẽ được làm sạch bằng cách sử dụng nhiệt để thu lại nước tinh khiết dưới dạng hơi. Khoa học đã chứng minh hiệu quả của phương pháp này vì nước có nhiệt độ sôi thấp hơn các chất gây ô nhiễm và những tác nhân có thể gây bệnh ẩn trong nước. Nên hơi nước vừa bốc lên sẽ được giữ lại trong bình ngưng để làm mát và sau đó chuyển thành dạng nước lỏng (sạch khuẩn) để uống trong khi những tác nhân và mầm bệnh vẫn còn đọng lại bên dưới.

Phương pháp này vượt trội hơn những phương pháp trước vì có thể loại bỏ được không chỉ vi trùng, vi khuẩn mà còn muối và các kim loại nặng (Thủy Ngân, Asen, Chì). Nhưng một nhược điểm đáng chú ý của lọc nước chưng cất đó là khá tốn thời gian và phải cần một lượng nhiệt để hoạt động. Do đó nó chỉ lý tưởng nếu bạn cần lọc một lượng nước nhỏ thay vì sử dụng cho các hoạt động công nghiệp, chế biến trong nhà máy…

Khử trùng bằng Clo

Clo là hóa chất chuyên được các nhà máy sản xuất nước sạch sử dụng để xử lý nước. Clo có khả năng loại bỏ chất độc hại, ký sinh trùng, vi trùng tương đối tốt, đồng thời giá thành cũng không quá đắt đỏ. Thế nhưng nhược điểm của việc sử dụng Clo để tạo nước sạch là gì? Câu trả lời đó là nguồn nước chứa quá nhiều Clo không tốt cho sức khỏe, không phù hợp để nấu ăn hoặc sử dụng để uống trực tiếp.

Sử dụng máy lọc nước điện giải ion kiềm

Như chúng ta đã biết, nếu sử dụng những nguồn nước ô nhiễm không đạt chuẩn quá lâu sẽ khiến sức khỏe của cả gia đình bị ảnh hưởng. Đặc biệt với tình trạng nguồn nước ở Việt Nam đang cực kỳ báo động như hiện nay thì việc xử lý nước là vô cùng cấp thiết.

Mặc dù chúng ta có thể có nhiều cách thức làm sạch nguồn nước nhưng chất lượng của nước sau khi làm sạch có đảm bảo “sạch thật sự” không thì chúng ta không thể đảm bảo. Chính vì thế, mỗi gia đình nên sử dụng một chiếc máy lọc nước ion kiềm - đây cũng là công nghệ lọc nước tiên tiến, hiện đại nhất hiện nay.

Máy lọc nước là giải pháp tối ưu nhất cho mọi gia đình

                             Máy lọc nước là giải pháp tối ưu nhất cho mọi gia đình

Máy lọc nước điện giải sử dụng các hệ thống lõi lọc chuyên sâu để xử lý nguồn nước như: lọc tinh, lọc sợi rỗng,...Nguồn nước sau quá trình lọc tinh của máy lọc nước điện giải thực sự rất sạch, có thể loại bỏ được tất cả cặn bẩn, các chất độc hại, vi khuẩn, Clo dư thừa, virus có hại, kim loại nặng, nhưng vẫn giữ nguyên hàm lượng khoáng chất tự nhiên tốt cho sức khỏe.

Bên cạnh đó, các dòng máy lọc nước điện giải cũng sử dụng công nghệ điện phân giúp tạo ra nguồn nước ion kiềm vô cùng quý giá, có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Cụ thể, nước ion kiềm tạo bởi máy lọc nước điện giải có công dụng hỗ trợ cải thiện sức khỏe, điều trị một số các bệnh mãn tính cho cơ thể như tiểu đường, dạ dày, ung thư, loãng xương, gout,... Ngoài ra, nước ion kiềm cũng được xem là bí quyết giữ gìn thanh xuân của phái đẹp vì sở hữu khả năng chống lão hóa tuyệt vời.

Những cách bảo vệ nguồn nước sạch

Hiện nay nguồn nước sạch đang ngày càng trở nên ít dần. Việc các mạch nước ngầm bị nhiễm các loại chất nguy hại như Asen, thuốc trừ sâu, hóa chất,... không còn là điều quá xa lạ với người dân Việt Nam. Vì thế, để bảo vệ nguồn nước, cũng như khiến nguồn nước trở nên sạch hơn, con người cần áp dụng những cách bảo vệ nguồn nước cấp thiết. Dưới đây là một số biện pháp bảo vệ nguồn nước sạch mà các chuyên gia khuyến cáo.

Xử lý chất thải theo đúng quy trình: Không nên xả rác thải ra nguồn nước sông, hồ, ao, suối để tránh các chất độc hại ngấm vào nguồn nước ngầm. Vì thế việc xử lý chất thải theo quy trình, phân loại rác và vất rác đúng nơi quy định là vô cùng cần thiết.

Hạn chế sử dụng các loại hóa chất độc hại: Việc sử dụng các loại hóa chất như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cũng khiến cho nguồn nước trở nên ô nhiễm, dễ nhiễm các chất độc hại. Vì thế, không nên quá lạm dụng các loại thuốc này hoặc sử dụng với liều lượng vừa đủ để tránh gây ô nhiễm nguồn nước.

Lựa chọn các giải pháp tự nhiên để thay thế sử dụng hóa chất: Theo khuyến cáo của các chuyên gia nước sạch, người dân nên hạn chế hoặc ưu tiên sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên khi muốn tẩy rửa. Chẳng hạn như khi muốn làm sạch vật dụng, đồ vật trong nhà, chúng ta có thể sử dụng giấm, baking soda hoặc nước chanh,...

Hãy tái chế khi có thể: Đối với những vật dụng hoặc đồ vật còn có khả năng sử dụng thì nên tiếp tục sử dụng hoặc tái chế thay vì xả ra môi trường, điều này sẽ vô tình khiến cho nguồn nước trở nên ô nhiễm.

Sửa chữa những vết rò rỉ: Trong quá trình sử dụng nước, người dùng nên thường xuyên kiểm tra hệ thống ống dẫn nước, vòi nước hoặc các thiết bị vệ sinh sử dụng nước xem có bị rò rỉ hay không. Điều này đảm bảo chất lượng nước sử dụng, tránh thất thoát nước và hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguồn nước sạch là gì và tầm quan trọng của nguồn nước sạch đối với chúng ta. Nếu bạn đang có nhu cầu mua một thiết bị lọc nước thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua website: Kangen.vn hoặc gọi trực tiếp tới số hotline: 056.919.8888 để được tư vấn chi tiết hơn nhé!

← Bài trước Bài sau →
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên

Bình luận