Ô nhiễm môi trường nước – Những vấn đề có thể bạn chưa biết
- Người viết: Hương Lam lúc
- Tin tức
- - 0 Bình luận
Trên trái đất nước chiếm 70 % bề mặt trái đất thế nhưng chỉ có 3 % là nước ngọt. Bởi vậy, tình trạng ô nhiễm môi trường nước là vấn đề cần giải quyết của bất kỳ một quốc gia nào. Đã bao giờ bạn tự đặt ra câu hỏi, ô nhiễm nước do nguyên nhân, thực trạng, hậu quả và cách khắc phục ra sao chưa?
Nguyên nhân và thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam
Ô nhiễm môi trường nước xảy ra khi nguồn nước bị xâm nhập bởi các chất độc hại. Các chất độc hại này có thể đọng lại trong môi trường nước, hòa tan hay ở dạng lửng lơ. Môi trường nước bị ô nhiễm là tình trạng chung của nhiều quốc gia trên thế giới. Đối với Việt Nam trong nhiều năm trở lại đây không phải là ngoại lệ.
Ô nhiễm môi trường nước là vấn đề chung tại nhiều nước
Tại nhiều khu vực sông suối, ao hồ nguồn nước bị nhiễm bẩn. Nước chứa dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật. Tại một số nguồn nước sạch được người dân sử dụng hàng ngày cũng bị nhiễm khuẩn. Thậm chí là phát hiện các chất độc hại như kim loại nặng, asen.
Tình trạng ô nhiễm môi trường nước bị gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó chúng ta phải kể một số nguyên nhân chính:
- Lũ lụt, thiên tai, tai nạn chìm tàu, đắm tàu
- Lũ lụt.
- Các chất thải, nước thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp.
- Do sử dụng các hóa chất, thuốc trừ sâu trong nông nghiệp quá mức.
Như vậy nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm nguồn nước bao gồm nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Thế nhưng, chúng ta không thể phủ nhận nguyên nhân chính vẫn là do con người chưa ý thức tốt trong việc bảo vệ nguồn nước. Việc môi trường nước bị ô nhiễm mang đến những hậu quả nghiêm trọng.
Hậu quả ô nhiễm nguồn nước
Ô nhiễm môi trường nước để lại những hậu quả vô cùng nặng nề. Và mỗi lần nhắc đến hậu quả của ô nhiễm nguồn nước. Chúng ta không thể không kể đến:
Ảnh hưởng đến sức khỏe con người
Nước không thể thiếu với con người. Thế nhưng ô nhiễm môi trường nước không chỉ nguồn nước tại sông suối, ao hồ,… mà ngay cả nguồn nước ngầm, nước giếng cũng có thể bị ô nhiễm. Việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe con người bởi những hợp chất độc hại.
Sức khỏe con người bị ảnh hưởng
Các hợp chất hữu cơ gây ảnh hưởng trực tiếp đến con người như: phenol, sevin, endrin, thuốc bảo quản thực vật có trong nước. Đây đều là các chất ảnh hưởng đến sức khỏe cho con người, gây nên nhiều căn bệnh nguy hiểm, nhất là ung thư. Bên cạnh đó, hàm lượng kim loại nặng quá cao cũng có những ảnh hưởng nhất định. Thậm chỉ gây nhiễm độc trầm trọng nếu đạt ở ngưỡng cao.
Ngoài ra, trong quá trình sinh hoạt, nếu thường xuyên sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm có thể gây nên các bệnh về đường tiêu hóa. Ví dụ: tả, bại liệt thương hàn và ung thư da nếu nước chứa asen,… Tựu chung lại nguồn nước bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
Ảnh hưởng đến nguồn nước và hệ vi sinh vật, thực vật
Các nguồn nước ở tầng sâu như nước ngầm, nước mặt đều bị nhiễm khuẩn, nhiễm các chất độc hại khi môi trường nước bị ô nhiễm. Bên cạnh đó, môi trường nước là thế giới của hàng tỉ sinh vật. Việc môi trường nước bị ô nhiễm cũng đồng nghĩa với việc mái nhà của những loài sống trong nước bị phá hủy.
Nhiều loài vật rơi vào tuyệt chủng
Các loại sinh vật dưới nước sẽ phải đối mặt với tình trạng nhiễm độc, chết hàng loạt rồi chết. Điều này không khó để hình dung khi mà những dòng sông bị ô nhiễm cá chết nổi trên mặt nước rất nhiều. Ngoài ra, hệ thống thực vật cũng bị ảnh hưởng nặng nề khi môi trường nước có tình trạng ô nhiễm. Điển hình nhất, khi nguồn nước bị ô nhiễm cây cối không hề phát triển, rơi vào tình trạng khô cằn.
Giải pháp cải thiện và bảo vệ nguồn nước
Nước đóng vai trò rất quan trọng với con người và các vi sinh vật. Môi trường nước đang bị ô nhiễm vậy tại sao chúng ta không chung tay để bảo vệ đẩy lùi tình trạng này. Hơn hết, việc cải thiện và bảo vệ môi trường nước không thể cho kết quả nếu cả cộng đồng không chung tay. Theo đó, mỗi chúng ta cần làm những việc sau đây:
- Không xả thải trực tiếp ra ngoài môi trường khi nước thải chưa qua xử lý.
- Các doanh nghiệp, khu công nghiệp bắt buộc phải có thể thống xử lý nước thải trước khi đổ ra ngoài môi trường.
- Vứt rác đúng nơi quy định, hạn chế sử dụng rác thải không phân hủy được
- Tại những khu vực có nguồn nước bị ô nhiễm cần phải sử dụng các biện pháp cải thiện nguồn nước.
Bên cạnh đó, các ban ngành, cơ quan chức năng cần đốc thúc kiểm tra. Đồng thời, xây dựng chế tài xử phạt nghiêm những trường hợp góp phần làm ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, trước tình trạng môi trường đang bị ô nhiễm, mỗi gia đình chúng ta hãy sử dụng máy lọc nước để loại bỏ những tạp chất, chất độc hại có trong nguồn nước.
Ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam không phải là vấn đề của riêng ai. Mỗi chúng ta cần chung tay góp sức để bảo vệ môi trường nước, cũng như bảo vệ sức khỏe chính mình.
Viết bình luận
Bình luận