Rối loạn điện giải có nguy hiểm không? Dấu hiệu nhận biết sớm

Rối loạn điện giải có nguy hiểm không? Dấu hiệu nhận biết sớm

Rối loạn điện giải là một thuật ngữ sử dụng khá nhiều trong lĩnh vực y khoa. Có nhiều nguyên nhân khiến cơ thể rơi vào trạng thái mất cân bằng điện giải. Trường hợp không được chẩn đoán và phát hiện sớm, người bệnh có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy rối loạn điện giải có thực sự nguy hiểm? Làm thế nào để chúng ta nhận biết những dấu hiệu sớm của tình trạng này?

Vai trò của chất điện giải đối với sức khỏe con người

Chất điện giải đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các loại ion mang điện tích âm và điện tích dương. Chất điện giải ở đây là để chỉ một số khoáng chất có khả năng bị hòa tan trong môi trường dịch của cơ thể. Ví dụ như natri, kali, canxi, magie,... Chất điện giải có vai trò trong việc ổn định thần kinh, ổn định nồng độ pH của máu, ổn định huyết áp, điều chỉnh và cân bằng lượng dịch trong cơ thể con người.

Rối loạn điện giải là gì? –Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị

Hiện nay nhiều người gặp phải trường hợp rối loạn điện giải do không có chế độ ăn hợp lý, thiếu khoa học, chẳng hạn như ăn uống quá nhạt hoặc quá mặn, lạm dụng và sử dụng quá nhiều các loại nước giải khát, nước tăng lực,...

Rối loạn điện giải là bệnh gì?

Rối loạn điện giải xảy ra khi các chất điện giải trong cơ thể chúng ta ở trạng thái quá thấp hoặc quá cao. Lượng dịch cơ thể, chỉ số huyết áp, độ pH trong cũng vì thế mà bị rối loạn, lên xuống thất thường. Những biến đổi này gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mỗi người.

Rối loạn điện giải là gì

Cơ thể con người chỉ có thể hoạt động bình thường khi các chất điện giải được duy trì ở mức độ ổn định, cân bằng, đồng đều. Việc rối loạn điện giải có thể khiến các cơ quan trong cơ thể hoạt động kém hiệu quả. Nguy hiểm hơn, nếu mức độ rối loạn điện giải kéo dài, tình trạng trầm trọng còn có thể gây ra hôn mê, tim ngừng đập, co giật,...

Những triệu chứng rối loạn điện giải cần chú ý

Đối với trường hợp rối loạn điện giải ở mức độ nhẹ thì sẽ không có bất kỳ triệu chứng rõ ràng, cụ thể nào. Nếu chúng ta muốn biết chính xác bản thân có bị mất cân bằng điện giải hay không thì nên thực hiện xét nghiệm máu. Trường hợp rối loạn điện giải ở mức độ nặng thì sẽ xuất hiện các triệu chứng cụ thể rõ rệt.

Triệu chứng của Rối loạn điện giải

Tuy nhiên, mỗi dạng mất cân bằng điện giải khác nhau sẽ có những triệu chứng cụ thể khác nhau, nhưng triệu chứng tương tự và phổ biến của các trạng thái rối loạn điện giải bao gồm:

  • Cơ thể thường xuyên cảm thấy mệt mỏi
  • Tinh thần không tập trung hay bị lú lẫn
  • Cảm thấy tê rát và ngứa tay, chân
  • Hay buồn nôn
  • Rối loạn nhịp tim
  • Rối loạn đường tiêu hóa
  • Hay bị chuột rút

Rối loạn điện giải phổ biến ở những đối tượng nào?

Tình trạng rối loạn điện giải hoặc mất nước có thể xảy ra với bất kỳ ai, bất kỳ đối tượng nào. Tuy nhiên, có một số đối tượng có tiền sử mắc một số bệnh sẽ có nguy cơ mắc rối loạn điện giải cao hơn. Chẳng hạn như những người có tiền sử mắc các bệnh thận, thận hư, thận yếu sẽ suy giảm chức năng lọc những khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Bên cạnh đó, những bệnh nhân mắc bệnh nôn mửa, tiêu chảy, suy nhược cơ thể do chán ăn cũng có thể mắc chứng rối loạn điện giải. Ngoài ra, các trường hợp dễ mắc rối loạn điện giải bao gồm:

Bệnh nhân mắc bệnh suy tim xung huyết

Bệnh nhân nghiện rượu nặng và có tiền sử mắc bệnh xơ gan

Những người đang gặp vấn đề ăn uống, chán ăn

Người gặp chấn thương, gãy xương, bị bỏng

Những người mắc bệnh tuyến giáp,...

Nguyên nhân gây rối loạn điện giải

Tình trạng rối loạn điện giải thường gặp khi cơ thể bị mất nước, hao hụt chất dịch khi bị bỏng, tiêu chảy, đổ mồ hôi, nôn mửa. Ngoài ra, khi sử dụng một số loại thuốc điều trị các bệnh mãn tính như bệnh thận cấp tính, cơ thể cũng hay gặp rối loạn điện giải do tác dụng phụ của thuốc. Một số nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn điện giải cũng dựa vào các loại khoáng chất mà bệnh nhân bị thiếu hụt, chẳng hạn như:

Rối loạn Natri

Natri là thàn phần có rất nhiều trong muối ăn, có công dụng đặc biệt giúp cơ thể trung hòa lượng Axit và Bazơ, ổn định thể tích huyết tương và đảm bảo hoạt động bình thường cho các tế bào. Khi cơ thể ở trạng thái bình thường, nồng độ Natri trong máu luôn duy trì ổn định ở mức 135 ~ 145 mmol/l. Tuy nhiên, khi cơ thể bị rối loạn điện giải do rối loạn Natri thì sẽ có hai dạng:

Hàm lượng Natri trong máu giảm

Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do:

Cơ thể bị mất quá nhiều muối do đổ mồ hôi, tiêu chảy, nôn mửa,...

Bệnh nhân gặp các vấn đề về thận như: Thiểu năng vỏ thượng thận, suy giảm chức năng thận, ống thận bị tổn thương

Những bệnh nhân phải sử dụng thuốc lợi tiểu

Bệnh nhân gặp phải hội chứng SIADH khiến cho nước tích tụ trong cơ thể làm giảm lượng Natri trong máu.

Biểu hiện khi lượng Natri trong máu giảm:

Hoa mắt, chóng mặt, ngất xỉu

Huyết áp giảm đột ngột, tim đập nhanh

Luôn khát nước, niêm mạc khô ráp

Nguyên nhân Rối loạn điện giải

Rối loạn Kali

Giống với Natri, Kali cũng là một trong những khoáng chất đặc biệt quan trọng với cơ thể, nhất là hệ tim mạch. Kali tạo sự dẫn truyền, tăng tính hưng phấn cho các cơ của tim, giúp ổn định nhịp tim, cân bằng điện giải cho cơ thể, ổn định đường tiêu hóa, đường tiết niệu và cơ bắp.

Bên cạnh đó, Kali cũng hỗ trợ quá trình sản sinh ra Protein nuôi dưỡng cơ thể, hỗ trợ quá trình chuyển hóa Glucose thành Glycogen giúp duy trì hoạt động ổn định cho cơ thể. Khi cơ thể ở trạng thái bình thường, hàm lượng Kali trong máu sẽ luôn được duy trì ổn định ở mức 3.5 ~ 5mmol/l.

Ngoài ra, chúng ta cũng có thể bổ sung lượng Kali cần thiết cho cơ thể bằng việc tăng cường các thực phẩm như củ cải, khoai lang, chuối,... vào khẩu phần ăn mỗi ngày. Tuy nhiên, hàm lượng Kali quá cao cũng có thể dẫn đến hiện tượng rối loạn Kali, cụ thể:

 Gia tăng hàm lượng Kali trong máu

 Các bệnh nhân gặp phải tình trạng gia tăng Kali trong máu thường do các nguyên nhân như chấn thương nặng, sốc phản vệ, suy thận, tan máu, suy vỏ thượng thận, nhiễm toan,... Tình trạng gia tăng lượng Kali trong máu cũng cực kỳ phổ biến đối với các bệnh nhân gặp phải rối loạn điện giải, thậm chí nếu tình trạng này kéo dài, không được điều trị kịp thời còn có thể dẫn đến tử vong.

Hàm lượng Kali trong máu suy giảm

Điều này xảy ra khi cơ thể bị mất Kali qua thận hoặc ngoài thận một cách không bình thường, hoặc những người hấp thu dinh dưỡng kém, sử dụng thuốc lợi tiểu, hay điều trị bằng Cortisol trong một thời gian dài. Triệu chứng của việc lượng Kali trong máu suy giảm bao gồm:

Chướng bụng, tiêu chảy

Rối loạn nhịp tim, ngừng tim

Thận bị tổn thương

Mệt mỏi

Rối loạn Canxi

Canxi là khoáng chất rất quan trọng giúp ổn định huyết áp của cơ thể cũng như là kiểm soát sự co cơ xương. Ngoài ra, Canxi cũng là khoáng chất cần thiết giúp xương và răng chắc khỏe.

Hàm lượng Canxi trong máu tăng do

Rối loạn tuyến giáp

Bệnh lao hoặc Sarcoidosis

Ung thư: ung thư vú hoặc ung thư phổi

Bổ sung quá nhiều Vitamin D, Canxi hoặc thuốc kháng Axit

Sử dụng các loại thuốc nước như Lithium hay Theophylline

Hàm lượng Canxi trong máu giảm

Suy thận

Thiếu hụt lượng Vitamin D

Hấp thu chất dinh dưỡng kém

Ung thư tiền liệt tuyến

Viêm tụy

Suy tuyến cận giáp,...

Rối loạn Magie

Magie cũng là khoáng chất hỗ trợ cơ thể thực hiện rất nhiều chức năng quan trọng, trong đó có điều chỉnh nhịp tim, co cơ, cải thiện chức năng thần kinh. Rối loạn điện giải do Magie chủ yếu xảy ra ở những bệnh nhân mắc bệnh thận giai đoạn cuối, những người mắc bệnh Addison,...

Nguyên nhân gây giảm Magie trong cơ thể gồm:

Suy tim

Tiêu chảy mãn tính

Suy dinh dưỡng

Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh hoặc thuốc lợi tiểu,...

Do mất nước

Mất nước có thể dẫn tới tình trạng rối loạn điện giải. Khi mất nước sẽ khiến nồng độ natri trong máu tăng. Khi hàm lượng Natri trong cơ thể tăng, chúng ta thường cảm thấy khát nước, đồng thời trở nên cáu bẳn. Trường hợp nặng, cơ thể dễ rơi vào trạng thái hôn mê, lên cơn co giật.

Mất nước nặng có thể xem như bạn đang bị mất cân bằng điện giải. Một số người sẽ không gặp vấn đề gì khi uống ít nước. Tuy nhiên nếu thường xuyên luyện tập với cường độ cao, bạn cần chú ý bổ sung nước.

Không nên quá lạm dụng nước dẫn đến rối loạn điện giải

Do uống quá nhiều nước

Uống ít nước không hề tốt nhưng uống quá nhiều nước cũng không hề tốt. Khi uống quá nhiều nước, lượng Natri trong máu sẽ xuống thấp. Khi đó, Natri trong cơ thể sẽ bị hòa tan khiến tế bào bị phù lên.

Do một số bệnh lý đặc biệt

Bên cạnh việc uống quá nhiều hoặc quá ít nước, mất cân bằng điện giải còn dễ xảy ra ở những người mắc bệnh lý đặc biệt. Trong đó, những người mắc bệnh ung thư phổi và ung thư vú sẽ có nguy cơ bị tăng Canxi. Ngược lại, người bị ung thư tuyến tiền liệt lại dễ bị hạ canxi.

Bởi trong giai đoạn điều trị bệnh, người bệnh thường phải dùng thêm một số loại thuốc điều trị đặc biệt. Những loại thuốc này có thể tác động làm tăng hoặc giảm các chất điện giải trong cơ thể.

Rối loạn điện giải có thể điều trị bằng cách nào?

Tùy theo tình trạng mất cân bằng điện giải của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có những phác đồ điều trị rối loạn điện giải một cách phù hợp. Một số phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh rối loạn điện giải bao gồm:

Phương pháp truyền dịch tĩnh mạch

Truyền dịch tĩnh mạch áp dụng cho những bệnh tật bị rối loạn natri clorua. Phương pháp này có tác dụng bù nước cho cơ thể. Bệnh nhân bị mất nước do tiêu chảy hoặc nôn mửa sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị bằng phương pháp truyền dịch tĩnh mạch

Điều trị rối loạn điện giải bằng cách truyền dịch tĩnh mạch

Sử dụng thực phẩm bổ sung

Bệnh nhân mắc bệnh liên quan đến thiếu hụt khoáng mãn tính thường được chỉ định dùng các loại thuốc, thực phẩm bổ sung, đặc biệt là bệnh nhân mắc các bệnh lý về thận.

Những thuốc được chỉ định sẽ giúp bổ sung Magie Oxit, Canxi, Kali Clorua,.. Tùy vào từng tình trạng bệnh mà những loại thuốc này có thể giúp bổ sung lượng chất điện giải bị thiếu hụt trong thời gian dài hạn hoặc ngắn hạn.

Phương pháp chạy thận nhân tạo

Đây là phương pháp lọc máu giúp loại bỏ độc tố ra khỏi máu. Chạy thận nhân tạo áp dụng cho bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận đột ngột. Mà những phương pháp điều trị mất cân bằng điện giải khác không đem lại hiệu quả.

Cần phòng tránh mất cân bằng điện giải bằng cách nào?

Để phòng chống mất cân bằng điện giải, bạn cần xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh. Trong đó, bạn cần ưu tiên bổ sung những loại thực phẩm giàu chất điện giải. Chẳng hạn như một số loại đậu đỗ, các loại nấm, rau bina, khoai tây, khoai lang,.. Bên cạnh đó, bạn không nên ăn quá mặn. Bởi muốn sẽ làm tăng nồng độ natri trong cơ thể.

Nước điện giải ion kiềm tốt cho sức Khoẻ

Đặc biệt, mỗi ngày bạn cần uống đủ nước để giúp thanh lọc cơ thể và bổ sung các khoáng chất thiết yếu. Tuy nhiên không phải loại nước nào cũng chứa nguồn khoáng chất tự nhiên dồi dào. Nước từ một số hệ thống lọc nước hiện nay tuy đã lọc sạch nhiều tạp chất nhưng cũng vô tình lấy không ít nguồn khoáng chất có lợi vốn có trong nước.

Nước ion kiềm có lẽ là sự lựa chọn hoàn hảo để bạn phòng ngừa tình trạng mất cân bằng điện giải. Bởi trong nước ion chứa nhiều khoáng chất thiết yếu như Natri, Kali, Canxi, Magie,.. Ngoài ra với tính kiềm cao, loại nước này còn giúp trung hòa môi trường axit trong cơ thể. Kích thước phân tử nước siêu nhỏ cũng khiến tốc độ thẩm thấu vào trong từng tế bào diễn ra nhanh hơn.

Rối loạn điện giải thực sự rất nguy hiểm nếu chúng ta không phát hiện sớm và điều kịp thời. Để phòng tránh và giảm thiểu tác hại của tình trạng này, bạn hãy xây dựng một lối sống lành mạnh, sử dụng những sản phẩm và uống loại nước tốt cho sức khỏe như nước ion kiềm nhé. Để biết thêm những thông tin hữu ích khác, vui lòng truy cập vào website: https://kangen.vn/ hoặc liên hệ tới số hotline: 0569198888 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

← Bài trước Bài sau →
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên

Bình luận