Thông thường, việc nhận ra cơ thể đang mất nước rất đơn giản bằng việc bạn cảm thấy khát, tuy nhiên đôi lúc tình trạng này sẽ có biểu hiện khác, nếu bạn không nhận ra kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ. Đặc biệt đối với thời tiết nóng bức ở Việt Nam hiện nay, việc nắm rõ những dấu hiệu sau đây của việc cơ thể mất nước là rất cần thiết.
Mất nước là gì?
Mất nước- Dehydration xảy ra khi lượng nước bài tiết ra cao hơn so với lượng nước nạp vào cơ thể.. Mất nước chính là hiện tượng lượng nước nạp vào không đủ so với nhu cầu của cơ thể. Nếu không đủ, cơ thể sẽ không thể hoạt động trơn tru, hiệu quả được như việc duy trì nhiệt độ, bảo vệ tế bào, đào thải những chất có hại ra khỏi cơ thể. Tình trạng này gây phá vỡ sự cân bằng của nồng độ muối, khoáng chất và lượng đường trong máu, cản trở lớn đến hoạt động của cơ thể.
Nguyên nhân gây mất nước
Nước chiếm 2/3 trọng lượng cơ thể, con người mất nước mỗi ngày qua việc bài tiết mồ hôi, nước tiểu, hoặc thở, nước bọt và đôi khi là nước mắt. Thông thường lượng nước mất đi sẽ được thay thế bởi thức ăn và nước uống bạn nạp vào sau đó, tuy nhiên, nếu lượng chất lỏng được nạo vào không thể bù cho lượng mấy đi, bạn có thể đối mặt với việc bị mất nước.
Mất nước thông thường là do:
- Sốt
- Tiêu chảy
- Nôn ói
- Luyện tập thể dục
- Tiểu tiện quá nhiều (Đối với người bị bệnh tiểu đường hoặc do sử dụng các loại thuốc lợi tiểu)
Hoặc trong các trường hợp:
- Bạn bận rộn và không có thời gian cho việc uống nước
- Bạn không nhận ra là mình đang khát nước
- Bạn không thích uống nước, do nhiệt miệng hoặc cảm thấy việc uống nước làm bao tử cảm khó chịu, óc ách.
Các triệu chứng của mất nước:
- Cảm thấy khát
- Khô miệng
- Bài tiết nước tiểu ít, nước tiểu có màu vàng đậm
- Khô da
- Đau đầu
- Bị chuột rút
Các triệu chứng của mất nước nghiêm trọng:
- Không tiểu tiện trong 8 giờ và nước tiểu có màu vàng rất đậm.
- Da khô nứt nẻ
- Choáng
- Nhịp tim đập nhanh
- Nhịp thở mạnh
- Sụp mi mắt
- Buồn ngủ, thiếu năng lượng, lú lẫn và khó chịu
- Mê sảng và ngất xỉu
Các triệu chứng của trẻ em và trẻ sơ sinh có thể khác người trưởng thành, như:
- Khô miệng và lưỡi
- Khóc không ra nước mắt
- Không bài tiết nước tiểu trong vòng 3 giờ.
- Sụp mí mắt, má hóp, thóp trước bị lõm xuống.
- Quấy khóc và mệt mỏi, khó chịu.
Mất nước nghiêm trọng là tình trạng sức khoẻ báo động, cần có các biện pháp y tế can thiệp kịp thời tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra
Các biến chứng
Một vài biến chứng nghiêm trọng, bao gồm:
Nhiệt chấn thương: Tập thể dục nặng và đổ mồ hôi nhiều nhưng không nạp đủ lượng chất lỏng cần thiết để bù phần nước mất đi có thể dẫn đến tổn thương nhiệt, với các triệu chứng như say nắng hoặc chuột rút
Não phù nề: Thông thường, khi chất lỏng bị mất đồng nghĩa với việc một lượng natri tương đương trong máu cũng mất đi theo. Để bù đắp cho mất mát này, cơ thể tự sản xuất hạt kéo các chất lỏng này vào lại tế bào. Kết quả là các tế bào có thể hấp thụ quá nhiều nước trong quá trình bù nước làm cho chúng bị sưng tấy và vỡ. Hậu quả là đặc biệt nghiêm trọng khi các tế bào não bị ảnh hưởng.
Động kinh: Xảy ra khi phóng điện bình thường trong não trở nên vô tổ chức, dẫn đến co thắt cơ bắp không tự nguyện và đôi khi để mất ý thức.
Sốc giảm lưu lượng máu: Đây là một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất của mất nước. Nó xảy ra khi lượng máu thấp gây giảm huyết áp và giảm tương ứng lượng ôxy đến các mô. Nếu không được điều trị, sốc nặng có thể gây ra cái chết chỉ trong vài phút.
Suy thận: Vấn đề này có khả năng đe dọa tính mạng xảy ra khi thận không còn có thể loại bỏ chất lỏng dư thừa và chất thải từ máu.
Những ai đối mặt với nguy cơ mất nước?
Bất cứ ai cũng có thể bị mất nước nếu việc tiếp nước không kịp đủ với nhu cầu. Nhưng đối với một số người, có nguy cơ lớn hơn, như là:
Trẻ sơ sinh và trẻ em: Mất nước do tiêu chảy là nguyên nhân tử vong hàng đầu của trẻ em trên toàn thế giới. Do trọng lượng cơ thể nhỏ và nhu cầu nước và điện giải cao nên cơ thể dễ bị tổn thương khi trẻ em nôn ói, tiêu chảy hay sốt cao. Đặc biệt khi chúng không thể tự động nạp nước hay nói chúng khát nên việc chủ động tiếp nước khi trẻ gặp những trường hợp này là rất cần thiết.
Lượng nước trong cơ thể thay đổi giảm dần theo độ tuổi.
Người lớn tuổi: Cơ thể người lớn tuổi bị lão hoá nên khả năng bảo tồn nước giảm đi, họ bớt nhạy cảm với cảm giác khát nước hay thay đổi về nhiệt độ. Hơn nữa, đối với những người không thể đi lại có xu hướng ăn ít hơn và có thể quên ăn hoặc uống. Việc sử dụng thuốc chữa trị các loại bệnh người già thường gặp cũng tăng nguy cơ mất nước từ các tác dụng phụ của thuốc.
Người bệnh: Khi mắc bệnh thông thường như cảm lạnh hay đau họng, người bệnh không có nhu cầu ăn hoặc uống. Dần dần khiến cơ thể mất nước, lã đi. Đặc biệt là khi sốt, sốt làm mất nước nghiêm trọng hơn.
Những người có bệnh mãn tính: Đối với người bệnh tiểu đường type 2 không kiểm soát được hoặc không điều trị có nguy cơ bị mất nước. Bên cạnh đó, các căn bệnh mãn tính như bệnh thận, xơ nang và các rối loạn tuyến thượng thận cũng có khả năng mất nước.
Những người hoạt động nhiều ngoài trời: Nhất là khi thời tiết nóng, ẩm khiến cơ thể tiết nhiều mồ hôi hơn, dẫn đến việc tăng nhiệt độ cơ thể và nhu cầu cần nước. Mất nước cũng tích lũy trong một khoảng thời gian, có nghĩa là có thể trở nên mất nước với ngay cả tập thể dục vừa phải thường xuyên nếu không uống đủ để thay thế những gì bị mất trên một cơ sở hàng ngày.
Điều trị mất nước
Cách điều trị mất nước hiệu quả nhất là bổ sung lượng chất lỏng và chất điện giải càng sớm càng tốt. Tuy nhiên lượng nước bù vào tuỳ thuộc vào độ tuổi, mức độ mất nước và nguyên nhân của nó.
Sử dụng một giải pháp bù nước đường uống: Hầu hết tình trạng bị mất nước có thể cải thiện bằng cách uống nhiều nước hơn. Nước là tốt nhất bởi vì các chất lỏng khác, chẳng hạn như nước quả, đồ uống có ga hay cà phê có thể làm cho tiêu chảy nặng hơn. Đặc biệt đối với các loại nước tốt có chứa các ion và chất điện giải có thể giúp bù nước rất tốt.
Một công thức pha dung dịch muối để bù nước qua đường uống (ORS) dùng trong các trường hợp khẩn cấp khi không thể tìm mua các dung dịch có sẵn như sau: trộn ½ muỗng cà phê muối, 2 muỗng đường và 1 lít nước. Các triệu chứng sẽ chấm dứt vài giờ đồng hồ sau khi uống nước ORS. Bạn sẽ đi tiểu nhiều hơn, nước tiểu sẽ có màu vàng nhạt và trong. Nếu triệu chứng không được cải thiện, hãy tìm sự trợ giúp y tế ngay lập tức.
Tránh một số loại thực phẩm và thức uống: Tránh ăn đồ mặn, sữa đặc biệt là nước ngọt, nước trái cây hoặc kẹo bánh, chúng không làm giảm mất nước và có thể làm triệu chứng nặng hơn.
Đối với trẻ sơ sinh/ trẻ em: Bên cạnh các cách kể trên. Bạn hãy không ngừng cho con bú khi bé bị ốm. Đây là phương pháp bù nước tốt nhất, hơn nữa các chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ có tác dụng rất tốt đến hệ miễn dịch của trẻ.
Trẻ em và người lớn, những người mất nước nặng cần được điều trị bởi nhân viên cấp cứu đến trong xe cứu thương hoặc trong một phòng cấp cứu bệnh viện, nơi họ có thể nhận được muối và các chất lỏng thông qua một tĩnh mạch hơn là bằng miệng. Tĩnh mạch hydrat hóa cung cấp cho cơ thể nước và chất dinh dưỡng cần thiết nhanh hơn nhiều so với các giải pháp uống, điều này rất cần thiết trong các tình huống đe dọa tính mạng.
Theo WebMD