Bệnh đái tháo đường ăn gì và kiêng gì mới tốt?

Bệnh đái tháo đường ăn gì và kiêng gì mới tốt?


“Chào chuyên mục tư vấn. Bố tôi năm nay 56 tuổi, đi khám về bác sĩ kết luận bị bệnh tiểu đường ở giai đoạn 1. Ngoài đơn thuốc, Bố tôi còn được khuyên nên thay đổi chế độ dinh dưỡng. Tuy nhiên, những món ăn nên ăn thì bố tôi lại không thích và không ăn được, còn những món thích lại “tuyệt đối” không được ăn. Vậy chuyên mục có thể cho tôi lời khuyên về chế độ dinh dưỡng, cụ thể Bệnh đái tháo đường ăn gì và kiêng gì để Bố tôi có thêm sự lựa chọn trong bữa ăn hàng ngày của mình. Tôi xin cảm ơn!” – Nguyễn Thị Thái Trinh – Nam Đàn, Nghệ An.

Chuyên gia tư vấn:

Chào bạn Thái Trinh, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyên mục tư vấn sức khoẻ của chúng tôi, với thắc mắc đái tháo đường ăn gì và kiêng gì trên đây của bạn, chuyên gia của chúng tôi xin được tư vấn cùng bạn như sau:

Bệnh đái tháo đường ăn gì và không nên ăn gì luôn là câu hỏi thường trực của mỗi người bệnh cũng như người nhà bệnh nhân chứ không riêng gì gia đình bạn. Sau đây sẽ là thông tin giúp bạn từng bước thoát khỏi gánh nặng về căn bệnh tiểu đường.

Đái tháo đường ăn gì và không nên ăn gì?

Bệnh đái tháo đường nên ăn gì?

Chế độ ăn tăng cường Chất đạm: Người bệnh nên sử dụng các loại thịt nạc đặc biệt là thịt bò bởi trong chúng có chứa nhiều axit linoleic tổng hợp (CLA) có khả năng cải thiện chức năng chuyển hoá lượng đường ở trong máu, ngoài ra còn có công dụng chống ung thư.

Rau xanh: Một số loại rau củ như bông cải xanh, củ cải, mù tạt xanh, cải xoăn, rau bina… có chứa hàm lượng chất carbohydrat và calo thấp nên chắc chắn là những loại thực phẩm lý tưởng dành cho người bệnh tiểu đường.

Trái cây: bưởi, cam, quýt, táo… là những loại trái cây tươi chứa ít đường là món ăn cung cấp rất nhiều vitamin tốt cho người mắc bệnh đái tháo đường.

Củ quả: củ cải, khoai,… cung cấp thêm chất xơ và các chất khoáng kiểm soát tốt lượng đường trong máu.

Chế độ ăn tăng cường Chất béo tốt: Nguồn chất béo có bên trong quả bơ,  quả hồ đào, hạnh nhân, quả óc chó,  dầu đậu phộng, dầu oliu sẽ giúp ích cho việc giảm nồng độ cholesterol trong máu. Người bệnh tiểu đường nên sử dụng chúng thay thế cho chất béo có nguồn gốc từ động vật.

Chế độ ăn tăng cường Omega-3: Ăn cá ít nhất 2 lần/tuần như cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá thu,… là khẳng định của các nhà khoa học trong các nghiên cứu của mình về chế độ dinh dưỡng dành cho người bị bệnh tiểu đường. Cá là nguồn cung cấp ra chất béo & chất đạm thay thế cho thịt không những tốt cho người mắc bệnh tiểu đường mà còn có lợi ịch lớn cho sức khỏe tim mạch.

 Bệnh đái tháo đường kiêng ăn gì?

Tinh bột: Người bệnh tiểu đường cần phải kiêng khá ngặt nghèo tinh bột trong chế độ ăn uống, kể cả cơm, phở, bún…. Đặc biệt những loại thức ăn ăn liền như mì, phở, cháo ăn liền cần phải kiêng tuyệt đối. Thay vào đó có thể sử dụng gạo lứt hoặc các loại ngũ cốc có lợi khác.

Đồ ăn có chứa nhiều chất béo bão hòa: Ăn các đồ ăn chứa nhiều chất béo bão hòa và cholesterol nguồn gốc từ động vật như thịt mỡ, phủ tạng động vật, lòng đỏ trứng gà, pho mát, bơ sữa; thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như sữa dừa, nước cốt dừa, kem…. thực phẩm đóng hộp sẵn như bánh nướng, xúc xích, đồ đông lạnh, bánh ngọt, sữa, các loại thức ăn nhanh như lạp sườn, mì tôm, khoai tây chiên… có thể khiến bạn tăng cân, khó kiểm soát được đường huyết.

Trái cây sấy khô: Tuy có chứa chất xơ & thành phần dinh dưỡng cao nhưng các loại lại có một lượng đường tự nhiên khá nhiều, cần tránh sử dụng.

Rượu bia và những đồ uống có cồn, chất kích thích: Đây là những loại đồ uống mà các bệnh nhân tiểu đường tuyệt đối tránh xa, bởi những thức uống này khi kết hợp cùng các loại thức ăn có đường khác sẽ khiến cho lượng đường trong máu gia tăng nhanh mà không kiểm soát được.

Nguyên tắc trong việc ăn uống đối với người bệnh tiểu đường

- Chia khẩu phần thành nhiều bữa trong ngày để không làm tăng đường huyết sau khi ăn.

- Ăn uống điều độ, đúng giờ, không nên để quá đói và cũng không ăn quá no.

- Không nên thay đổi quá nhanh & nhiều cơ cấu cũng như khối lượng các bữa ăn.

Khi biết được bệnh đái tháo đường ăn gì và nên kiêng gì, người bệnh sẽ dễ dàng hơn trong việc phòng ngừa và kiểm soát đường huyết. Ngay từ bây giờ hãy thực hiện chế độ này cho Bố, bạn nhé!


← Bài trước Bài sau →