Thiếu máu não uống nước gì để giảm tình trạng bệnh?

Thiếu máu não uống nước gì để giảm tình trạng bệnh?

Với người thiếu máu não, việc xây dựng chế độ ăn khoa học rất quan trọng. Thiếu máu não nên ăn gì, thiếu máu não uống nước gì là những câu hỏi nhận được sự quan tâm của nhiều người. Bởi bệnh lý này đang ngày càng phổ biến ở người trẻ với dấu hiệu giai đoạn đầu khá mờ nhạt khiến nhiều người bệnh còn thờ ơ, chủ quan dẫn đến bệnh tiến triển gây biến chứng nặng, nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng. 

1. Thế nào là bệnh thiếu máu não?

Thiếu máu não (hay thiếu máu lên não) là tình trạng lưu lượng máu tới não bị giảm, dẫn đến giảm cung cấp Oxy và dinh dưỡng cho não, khiến tế bào thần kinh thiếu năng lượng để hoạt động. Vì thế, cấu trúc và chức năng của hệ thần kinh trung ương bị ảnh hưởng.

Thế nào là thiếu máu não? Thế nào là thiếu máu não?

Não bộ tuy chỉ chiếm 2% trọng lượng của toàn bộ cơ thể con người nhưng được cung cấp đến 15% khối lượng máu từ tim bóp ra. Não tiêu thụ 20% tổng lượng Oxy trong máu và 25% lượng glucose để sinh năng lượng cho các tế bào thần kinh hoạt động. Do đó, một khi quá trình cung cấp máu bị ngưng trệ có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu não và khiến chức năng của não bị ảnh hưởng một phần hoặc nhiều phần.

2. Thiếu máu não nguy hiểm như thế nào?

Thiếu máu não là căn bệnh vô cùng nguy hiểm vì có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của người bệnh. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thiếu máu não chỉ xếp sau ung thư và bệnh tim mạch về mức độ nguy hiểm, gây tử vong. 

Các dấu hiệu thiếu máu não ban đầu nhẹ và không rõ ràng, tuy nhiên tiến triển khá nhanh. Đặc biệt, thiếu máu não gây ra những cơn choáng, ngất bất ngờ, nguy hiểm đến tính mạng.

Thiếu máu não uống nguy hiểm không Các triệu chứng thiếu máu não bao gồm những cơn choáng, đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng

Một số ảnh hưởng cụ thể của tình trạng thiếu máu lên não đến sức khỏe người bệnh như:

- Thường xuyên đau đầu: Cơn đau xuất phát từ một vị trí rồi lan nhanh ra toàn bộ vùng đầu, đôi khi đi kèm hoa mắt, chóng mặt.

- Phải hạn chế vận động: Do thường xuyên chóng mặt, mất thăng bằng, người bệnh dễ bị té ngã, đặc biệt ở những người cao tuổi.

- Thiếu máu não kéo dài có thể khiến cơ thể suy nhược: Người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức sống, dẫn đến trở nên khó chịu, nóng giận vô cớ và suy giảm khả năng giao tiếp xã hội. 

- Đặc biệt, thiếu máu não được xem là bệnh lý “tiền” đột quỵ, dễ gây tai biến và tử vong: Nếu không có phương pháp xử lý đúng cách, kịp thời, thiếu máu não có thể gây đột quỵ nhồi máu não.

Trên thực tế, não bộ con người rất nhạy cảm với tình trạng thiếu Oxy. Chỉ cần không có đủ Oxy trong 10 giây, hoạt động chức năng của não đã bị rối loạn. Nếu sự thiếu hụt này kéo dài tới 4 phút, các tế bào thần kinh sẽ bị hoại tử và không thể hồi phục lại, dẫn đến đột quỵ với nhiều di chứng nặng như: méo miệng, mất trí nhớ, liệt…

Mặc dù mức độ nguy hiểm cao như vậy, song đa số người bệnh vẫn chủ quan vì triệu chứng thiếu máu não không rõ ràng và thường thoáng qua rồi biến mất. Do đó, khi phát hiện dấu hiệu bệnh, bạn lên đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị.

Nhận biết dấu hiệu thiếu máu não Nhận thấy dấu hiệu thiếu máu não nên đi khám và điều trị sớm

3. Đối tượng nào có thể bị thiếu máu não và nguyên nhân thiếu máu não?

Đối tượng bị thiếu máu não

Người cao tuổi thường mắc thiếu máu não Người cao tuổi là đối tượng thường mắc thiếu máu não

Trước đây, thiếu máu não là căn bệnh thường xuất hiện ở những người trung niên và cao tuổi. Do tuổi tác cao, thành mạch dần suy yếu và các bệnh mạn tính cũng có nguy cơ hình thành như huyết áp cao, xơ vữa động mạch, thoái hóa đốt sống cổ…

Đối tượng bị thiếu máu não Đối tượng bị thiếu máu não đang có xu hướng trẻ hóa

Tuy nhiên, bệnh lý này đang dần có xu hướng trẻ hóa với số lượng ca tử vong do thiếu máu não ghi nhận ở người trẻ tuổi đang tăng dần. Đặc biệt, thiếu máu não thường bắt gặp ở giới văn phòng và tầng lớp lao động trí óc.

Đối với người trẻ, thiếu máu não thường chỉ thoáng qua (còn gọi là cơn thoáng thiếu máu não) do sự rối loạn khu trú nhất thời tại não và được gây ra bởi bệnh lý mạch máu. Cơn thiếu máu não thoáng qua thường tự biến mất trong khoảng 24 giờ nên nhiều người không chú ý. Tuy nhiên, đây có thể là dấu hiệu ban đầu của bệnh tai biến mạch máu não và đau đầu thiếu máu lên não.

Nguyên nhân thiếu máu não

3 nguyên nhân gây thiếu máu não phổ biến nhất là bệnh tim mạch, cột sống bị tổn thương và xơ vữa động mạch não. 

Còn đối với giới trẻ, các bác sĩ nghi ngờ nguyên nhân dẫn đến thiếu máu não bắt nguồn từ lối sống thụ động, không khoa học với những thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh hàng ngày:

- Gối đầu cao hơn cơ thể khi nằm: Tư thế này cản trở quá trình lưu thông máu từ tim lên não. Vì cổ bị gập ngay đốt sống, chèn ép dây thần kinh gáy, khiến việc tuần hoàn máu lên não bị ảnh hưởng, trạng thái kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu não. Do đó, những chiếc gối cao hơn 15cm rất có hại cho sức khỏe.

- Sử dụng máy tính quá nhiều: Khi ngồi trước máy tính và chỉ nhìn vào màn hình trong một tư thế cố định khiến cơ cổ không được vận động và cũng ảnh hưởng đến việc tuần hoàn não.

- Tiêu thụ quá nhiều chất béo: Thức ăn nhanh và thực phẩm có nhiều chất béo, dầu mỡ có thể dẫn đến hình thành các mảng xơ vữa thành mạch. Khi các mạch máu bị xơ vữa, lòng mạch sẽ bị hẹp hơn, gây ảnh hưởng đến quá trình lưu thông của máu.

- Nghiện sử dụng điện thoại: Tương tự việc ngồi máy tính quá lâu, thói quen cúi người dùng điện thoại lâu ngày và thường xuyên sẽ gây tổn thương đốt sống cổ và cũng là nguyên nhân dẫn đến thiếu máu não.

Nguyên nhân thiếu máu não Thức khuya, nghiện điện thoại có thể là nguyên nhân gây thiếu máu não

Ảnh Thức khuya, nghiện điện thoại có thể là nguyên nhân gây thiếu máu não

- Lười vận động: Việc không thường xuyên luyện tập thể thao có thể khiến huyết mạch ứ trệ, quá trình lưu thông máu chậm hơn và gây ra tình trạng thiếu máu não.

- Bên cạnh đó, việc thức khuya, lạm dụng rượu bia, chất kích thích, giờ giấc sinh hoạt không điều độ hay cuộc sống có quá nhiều căng thẳng cũng là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu máu não ở người trẻ.

Bởi vì, những yếu tố này góp phần kích thích sản sinh nhiều gốc tự do gây hại cho cơ thể. Các gốc tự do này làm tổn thương cấu trúc tế bào thành mạch máu, từ đó gây cản trở dòng máu lưu thông lên não và làm tình trạng bệnh ngày một nghiêm trọng.

Ngoài ra, tỷ lệ mắc các bệnh không lây nhiễm như đái tháo đường, béo phì đang tăng dần ở người trẻ tuổi cũng là yếu tố nguy cơ dẫn đến thiếu máu não. Phụ nữ bị huyết áp thấp cũng có khả năng bị thiếu máu lên não do tim không đủ sức bơm máu.

Hơn nữa, người trẻ thường chủ quan khi thấy có những dấu hiệu bất thường làm cho bệnh không được phát hiện và điều trị sớm.

4. Làm thế nào để phòng ngừa thiếu máu não?

Biến chứng của các bệnh lý tổn thương não bộ không thể phục hồi và ảnh hưởng rất nặng nề với sức khỏe và cuộc sống của người mắc. Do đó, việc phòng ngừa thiếu máu não là một trong những vấn đề quan trọng cần phải quan tâm. Dựa vào các nguyên nhân gây thiếu máu não đã đề cập ở trên, bạn nên chú ý cải thiện những yếu tố như:

- Thiết lập giờ giấc sinh hoạt, làm việc hợp lý, không thức quá khuya.

- Tăng cường luyện tập thể dục, thể thao.

Tăng cường luyện tập thể thao Tập thể dục, thể thao thường xuyên để phòng ngừa thiếu máu não

- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, giàu dinh dưỡng, giảm tiêu thụ các sản phẩm từ động vật, bổ sung nhiều đạm thực vật từ rau xanh và trái cây.

- Cố gắng cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức. Giải tỏa căng thẳng, áp lực bằng nhiều cách khác nhau.

- Tránh thay đổi thân nhiệt đột ngột.

- Điều trị các bệnh lý về cột sống cổ (nếu có).

- Khám sức khỏe định kỳ để sàng lọc và phát hiện sớm bệnh lý.

- Với những người có nguy cơ cao như: người cao tuổi, người mắc bệnh tim mạch, béo phì, cao huyết áp… cần kiểm soát tốt tình trạng bệnh, đồng thời thường xuyên kiểm tra sức khỏe để sớm phát hiện dấu hiệu bất thường.

Nói chung, mục đích của những giải pháp phòng ngừa thiếu máu lên não là giảm lượng cholesterol xấu trong máu để tránh xơ vữa động mạch và bổ sung thêm các chất chống Oxy hóa giúp cơ thể trung hòa các gốc tự do.

5. Thiếu máu não nên ăn gì?

Để giữ cho bộ não - “trụ sở chính” của cơ thể được khỏe mạnh, việc bổ sung dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng. Đặc biệt với người bệnh, bên cạnh duy trì uống các loại thuốc trị thiếu máu não, việc xây dựng chế độ ăn khoa học giàu dinh dưỡng lại càng cần thiết hơn.

Trên thực tế, rất nhiều loại đồ ăn, thức uống có tác dụng bổ sung dinh dưỡng, tăng cường tuần hoàn cũng như lưu thông máu lên não, giúp não bộ khỏe mạnh và khả năng ghi nhớ tốt hơn. Người bị thiếu máu não nên thường xuyên bổ sung các thực phẩm sau:

Nhóm thực phẩm có nguồn gốc từ động vật

Thiếu máu não nên ăn gì Nhóm thực phẩm nguồn gốc động vật tốt cho người thiếu máu não

Bạn cần bổ sung các loại thực phẩm cung cấp các chất tạo máu bao gồm chất đạm, Sắt, Vitamin C, Folate, Magie, Vitamin B12… cùng với Omega 3, như:

- Thịt bò: Giàu đạm, Sắt, Vitamin B2, B6 và B12 giúp thúc đẩy quá trình tái tạo hồng cầu, cung cấp Oxy cho các tế bào của cơ thể và tăng cường hệ miễn dịch.

- Cá hồi, cá tuyết, cá trích, cá mòi: Giàu Omega 3, các khoáng chất Canxi, Kẽm, Kali, Photpho và các Vitamin A, B6, B12, D... tốt cho hoạt động của não bộ.

- Các loại hải sản khác: Giàu Kẽm, Sắt, Vitamin B12 và các Axit Amin… tốt cho quá trình sản sinh hồng cầu của cơ thể, chống mệt mỏi, căng thẳng, tăng lưu thông máu và cung cấp Oxy cho não bộ.

- Lòng đỏ trứng gà: Giàu đạm có giá trị sinh học cao, Canxi, Sắt, Photpho cùng các loại Vitamin tham gia vào quá trình tạo máu.

Nhóm thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật

Thiếu máu não nên ăn gì 2 Nhóm thực phẩm nguồn gốc thực vật tốt cho người thiếu máu não

Một số loại rau xanh và trái cây giàu Polyphenols và Nitrate, giàu vitamin và khoáng chất có lợi cho hoạt động tuần hoàn máu cũng là các thực phẩm cần bổ sung đều đặn hàng ngày.

- Rau chân vịt (bó xôi): “Đại diện” tiêu biểu của nhóm rau xanh giàu Sắt, Vitamin B12 và Axit Folic.

- Bông cải xanh: Nhiều chất xơ, Sắt, Vitamin A, C và Magie.

- Cà rốt: Giàu Beta-Carotene, Vitamin C, D, A, B, E, Axit Folic và các loại khoáng chất Kali, Sắt, Canxi, Magie giúp cơ thể tăng cường trao đổi chất và quá trình lưu thông máu hiệu quả.

- Rau cần tây: Chứa nhiều Axit Amin, Sắt, Kẽm và nhiều loại vitamin, giúp tăng tuần hoàn máu.

- Bí ngô: Giàu Protein, Vitamin C, Carotene, Sắt, Canxi, Kẽm....

- Dâu tây và quả mâm xôi: Giàu Folate, Carbohydrate, Kẽm, chất xơ, hàm lượng vitamin C và chất chống Oxy hóa cao, giúp cơ thể tăng cường khả năng hấp thụ sắt và khả năng miễn dịch.

- Nho đen khô: Chứa hàm lượng vitamin C và sắt cao, giúp khả năng hấp thụ sắt tốt hơn, làm tăng Hemoglobin tạo máu.

- Quả mận: Chứa nhiều chất xơ và các chất Magie, Sắt cùng lượng Vitamin A, E khá cao, giúp cơ thể loại bỏ các gốc tự do gây hại và ngăn ngừa bệnh thiếu máu não hiệu quả.

Ngoài ra, để phòng ngừa và điều trị thiếu máu não, bạn cần hạn chế mỡ động vật, thức ăn nhanh, các thực phẩm chế biến sẵn, phụ gia thực phẩm và thức uống có cồn.

6. Các loại nước giúp cải thiện tình trạng thiếu máu não

Cùng với việc bổ sung thực phẩm dinh dưỡng, các loại nước uống hàng ngày cũng có tác dụng đáng kể trong việc phòng ngừa cũng như quá trình điều trị thiếu máu não. Người thiếu máu não nên uống gì cũng là chủ đề rất được quan tâm. Bởi mỗi loại thức uống sẽ có những công dụng khác nhau. Dưới đây là một số loại nước uống giúp cải thiện tình trạng thiếu máu não:

Nước lọc là sự lựa chọn hàng đầu

Việc bổ sung đủ nước cho cơ thể rất quan trọng, không chỉ đối với người bệnh thiếu máu não mà ngay cả với những người bình thường nói chung. Cơ thể được cung cấp đủ nước sẽ khỏe mạnh, thúc đẩy quá trình hấp thu chất dinh dưỡng, cải thiện hệ tiêu hóa và giúp cho các cơ quan khác cũng hoạt động trơn tru hơn. Vì thế, hàng ngày, chúng ta cần uống đủ 1,5-2 lít nước.

Thiếu máu não uống nước gì Nước điện giải ion kiềm tốt cho sức khoẻ

Các chuyên gia sức khỏe cũng đưa ra lời khuyên về những loại nước uống tốt cho người bị thiếu máu não như nước ion kiềm tạo bởi các loại máy lọc nước ion kiềm. Với nhiều lợi ích khác nhau, nguồn nước quý giá này thực sự là giải pháp hiệu quả cho người bị thiếu máu não. Nước ion kiềm giúp cân bằng môi trường axit - kiềm trong cơ thể, giúp cải thiện quá trình trao đổi chất, tăng cường thanh lọc, giải độc cơ thể, giúp chống lão hóa và ngăn ngừa, điều trị các bệnh tim mạch.

Nước ép trái cây và rau củ

Các loại nước ép trái cây và rau củ sẽ giúp bổ sung các loại Vitamin và khoáng chất khác có ích cho cơ thể. Đặc biệt, người bệnh thiếu máu não nên uống nước ép này mỗi ngày để tăng sức đề kháng và phòng ngừa các triệu chứng.

Thiếu máu não uống nước gì 2 Nước ép tốt cho người thiếu máu não

Một số loại trái cây và rau củ bạn nên sử dụng làm nước ép như: Cam, việt quất, cà chua, cà rốt, các loại rau có lá màu xanh đậm… Nếu nước ép riêng rau củ khó uống, người bệnh có thể kết hợp các loại trái cây và rau củ với nhau để tăng cường hương vị cho nước ép, đồng thời tiêu thụ nhiều loại dưỡng chất khác nhau.

Trà gừng và trà xanh

Trà gừng có tác dụng giúp giảm các cảm giác khó chịu, đau đầu, buồn nôn… Trong khi trà xanh có lợi trong việc ngăn ngừa các tế bào ung thư, phòng ngừa đột quỵ, tim mạch… đồng thời giúp ngăn ngừa hình thành các cục máu đông.

Vì thế, các loại trà này cũng là đồ uống rất tốt cho những người bị thiếu máu não.

Nước đậu nành

Trong đậu nành có chứa lượng Lecithin rất cao, khi vào cơ thể, chất này sẽ có tác dụng giúp não bộ phản ứng nhanh hơn. Không chỉ vậy,  Lecithin còn giúp ngăn ngừa tình trạng suy giảm trí nhớ ở người già và làm chậm quá trình mất trí nhớ.

Các loại sữa

Thiếu máu não uống nước gì 3 Các loại sữa tốt cho người bệnh thiếu máu não

Sữa cũng là thức uống giúp cải thiện tình trạng thiếu máu não hiệu quả. Trong đó:

- Sữa bò hữu cơ: Giúp điều hòa huyết áp, cải thiện lưu lượng máu lên não.

- Sữa ít chất béo: Đảm bảo dinh dưỡng nhưng không làm tăng lượng cholesterol trong máu, ngoài ra còn bổ sung Canxi, giúp giảm huyết áp và cải thiện chức năng của hệ thần kinh.

- Sữa chua tự nhiên: Chứa rất nhiều vi khuẩn có lợi, không chỉ có tác dụng giảm cholesterol thừa trong cơ thể mà còn giúp cân bằng cholesterol và lưu thông máu tới não.

Trên đây là những thông tin cơ bản về thiếu máu não và mức độ nguy hiểm của bệnh lý này. Để phòng ngừa và điều trị, bạn cần nắm rõ các giải pháp tạo dựng lối sống lành mạnh và khám sức khỏe định kỳ. Đồng thời, thiếu máu não uống nước gì, bổ sung thực phẩm gì cũng là những lưu ý không thể bỏ qua. Để biết thêm các thông tin hữu ích khác, vui lòng truy cập vào website: https://kangen.vn/ hoặc liên hệ tới số hotline: 056.919.8888 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

← Bài trước Bài sau →