Các bác sĩ liệt kê 9 loại bệnh có thể sinh ra từ một bữa ăn tối sai cách. Hãy “rút kinh nghiệm” nếu bạn sợ béo phì, tiểu đường, tim mạch, nhồi máu cơ tim, viêm dạ dày, sỏi mật…
Theo ý kiến của các bác sĩ, những sai lầm khi ăn tối có thể gây ra những loại bệnh vô cùng nguy hiểm. Biết trước điều này, bạn sẽ có thể phòng bệnh và ăn uống đúng cách hơn.
1. Kẻ nhịn đói, người ăn no căng: Sinh bệnh béo phì, tiểu đường
Theo Bác sĩ Ngô Hy, Trưởng khoa nội tiết, BV Hoa Sơn (TQ) cho biết, ăn một bữa tối quá no hoặc nhịn ăn đều là lý do dẫn đến bệnh béo phì và tiểu đường.
Cả hai thái cực đối lập này đều gây ra rối loạn nội tiết, dẫn đến những thiệt hại không hề nhỏ đối với sức khỏe.
Trong dài hạn, nếu nhịn cơm sẽ khiến cho cơ thể bị thiếu đường và thiếu năng lượng, từ đó sinh ra phản ứng tự nhiên bên trong là tự tăng đường lên cao, gây nguy cơ đái tháo đường. Và cũng là lý do gây ra béo phì do sự tự điều chỉnh của cơ thể.
Bác sĩ Ngô Hy nhấn mạnh, nguyên tắc ăn bữa tối là “rời bàn ăn trong cảm giác thèm” khi duy trì mức no khoảng 70-80% là dừng lại.
Ăn tối không quá nhiều carbohydrate (gạo, mì, miến…), không quá nhiều lượng protein động vật (các loại thịt), nên ăn một số protein thực vật như các sản phẩm đậu nành, rau quả tươi, chất xơ để có thể hấp thụ năng lượng cân bằng.
Nhiều người mắc bệnh chỉ vì thói quen ăn trưa qua quýt, ăn tối quá nhiều. Nên hạn chế ăn sau 9 giờ tối, uống thêm nước trước khi đi ngủ trong trạng thái nhẹ nhàng.
2. Kiêng hết chất béo chuyển sang ăn chay: Sinh bệnh tim mạch vành, nhồi máu cơ tim
Theo ý kiến của bác sĩ Đồng Bằng, Trưởng khoa nội bệnh viện Hàng không (TQ), vì sợ ăn chất béo nhiều gây bệnh nên nhiều người chuyển sang trạng thái trái ngược là ăn chay. Cả hai cách này đều khiến cho bệnh tim mạch vành và nhồi máu cơ tim tăng lên nhanh chóng.
Ăn quá nhiều chất cũng khiến cho thức ăn đó trở thành gánh nặng cho cơ quan nội tạng, sinh ra nhớt máu hoặc dư thừa dinh dưỡng. Nhưng khi ăn quá ít chất, ăn chay lại khiến cơ thể mất cân bằng, suy nhược.
Để tiêu hóa một bữa ăn hoàn chỉnh, cơ thể cần có tới 8 axit amin từ nguồn gốc thực phẩm động vật. Nếu thiếu nó, quá trình trao đổi chất không thể diễn ra bình thường. Vì vậy, bạn buộc phải ăn cả thịt và rau quả, giảm các món chứa cholesterol cao như hải sản có vỏ, gan, nội tạng…
3. Ăn tối quá muộn: Sinh bệnh viêm dạ dày, viêm loét đường ruột, sỏi mật
Tiến sĩ Cổ Khải, Phó trưởng khoa tiêu hóa BV Triều Dương Bắc Kinh (TQ) cho biết, một bữa tối ăn sai cách, ăn quá no hoặc quá muộn dễ dẫn đến nguy cơ bị các bệnh về hệ tiêu hóa một cách nghiêm trọng, như viêm dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng, sỏi mật, gan nhiễm mỡ…
Tiến sĩ Khải lưu ý, không ăn bữa tối sẽ ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, nhưng ăn quá nhiều vào ban đêm, sẽ làm tăng gánh nặng và làm tổn hại lớn cho đường tiêu hóa.
Ban đêm, tỷ lệ trao đổi chất của cơ thể giảm xuống, tiêu thụ năng lượng đường ít hơn, dễ dàng tích lũy chất béo, qua đó hình thành bệnh gan nhiễm mỡ, đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng của giấc ngủ.
4. Ăn khuya: Sinh bệnh suy nhược thần kinh, mạch máu não
Tiến sĩ Mẫn Bảo Quyền, Phó trưởng khoa Thần kinh BV Tuyên Vũ (TQ) cho biết, mỗi người đều có một thể chất khác nhau, nên hãy tự tính toán nhu cầu năng lượng cần ăn uống trong ngày để phân bổ hợp lý.
Ví dụ, người béo thì bữa tối nên ăn ít các món có dầu mỡ, người bị tim mạch thì hạn chế ăn những món gây nhớt máu…
Nhiều người do công việc hoặc thói quen ăn khuya, đặc biệt là nhiều bậc phụ huynh lo con đói nên hay cho trẻ ăn đêm trước khi đi ngủ, điều này là cách ăn sai lầm, không những không khiến trẻ lớn lên, mà còn làm cho trẻ “tức bụng”, ấm ách khó ngủ.
Do đó, ăn khuya luôn gây tác động xấu đến hệ thần kinh, ảnh hưởng đến chất lượng của giấc ngủ, dẫn đến sau khi ngủ dậy tinh thần sẽ kém, sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng và hiệu quả học tập, làm việc.
* Theo HealthHQ/soha.vn