Cách massage dưỡng thận, bổ tim, loại mỡ thừa…: Rất đơn giản, chỉ mất vài phút mỗi ngày
- Người viết: Nên Ngẫm Mỗi Ngày lúc
- Sống khỏe
5 bí quyết massage dưỡng sinh của Trung y dưới đây sẽ giúp chúng ta sở hữu một cơ thể khỏe mạnh. Sự khác biệt giữa người khỏe và người yếu chính là chăm sóc sức khỏe đúng cách.
1. Massage tai: Dưỡng thận
Đông y cho rằng, tai là bộ phận thông với thận. Vì vậy, thường xuyên massage đôi tai vừa đề phòng chứng bệnh tai nứt nẻ do bị lạnh, lại vừa có tác dụng dưỡng thận.
Cách massage:
- Kéo dái tai: Hai ngón trỏ đặt ở bình tai, dùng ngón trỏ và ngón cái bình tai, dái tai từ trong ra ngoài, duy trì lực từ nhẹ đến mạnh, chú ý không làm đau tai. Mỗi lần thực hiện từ 3-5 phút.
- Xoa vành tai: Hai tay nắm lại, dùng ngón trỏ và ngón cái xoa bóp vành tai từ trên xuống dưới và ngược lại cho tới khi vành tai nóng lên.
- Kéo lỗ tai: Dùng ngón trỏ và ngón cái kéo vành tai lên trên rồi massage khoảng 15-20 phút cho tới khi tai cảm thấy nóng và hồng lên.
Sơ đồ các bộ phận của tai, trong đó có “bình tai”. (Tranh: Nguồn Internet).
2. Massage phần trước ngực: Tăng cường chức năng tim phổi
Hệ miễn dịch của cơ thể con người mạnh hay yếu được quyết định bởi nồng độ thymosin. Do đó, việc massage kích thích tuyến ức ở phần ngực có thể phòng ngừa ung thư, tăng cường chức năng của các cơ quan trong lồng ngực, kéo dài tuổi thọ.
Cách massage: Đặt tay phải ở phía trên ngực phải, ngón tay chúc xuống dưới. Dùng lực vừa phải xoa từ vị trí này xuống đến vùng bụng dưới bên trái. Thực hiện xoa lên và xoa xuống khoảng 50 lần rồi đổi bên.
Sau đó, dùng tay massage phần giữa ngực theo chiều từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên khoảng 50 lần. Cũng có thể dùng hai tay thay phiên nhau vỗ nhẹ trước ngực và sau lưng, mỗi lần vỗ khoảng 100 cái, thực hiện 2 lần mỗi ngày vào sáng và tối.
3. Massage bụng: Loại bỏ mỡ thừa, ngừa táo bón
Ổ bụng là vị trí quan trọng được các chuyên gia dưỡng sinh đặt lên hàng đầu. Trung y cho rằng, kiên trì massage khu vực này sẽ ích phế, cố thận, an thần, tĩnh tâm, dưỡng gan, lợi tiêu hóa…
Bên cạnh đó, massage vùng bụng còn hỗ trợ điều trị xơ cứng động mạch vành, huyết áp cao, mỡ máu cao, tiểu đường, béo phì và xuất huyết não.
Cách massage: Đặt hai tay xếp chồng lên nhau và đặt lên bụng, dùng lực vừa phải để xoa vòng quanh rốn theo chiều kim đồng hồ. Lưu ý, khi massage vùng bụng, bạn vẫn giữ hô hấp ở trạng thái bình thường.
Các chuyên gia sức khỏe cũng kiến nghị, những người ít vận động nên rèn luyện thói quen vỗ nhẹ vào bụng dưới vào lúc đi bộ hoặc khi rảnh rỗi.
Massage bụng là phương pháp dưỡng sinh được cổ nhân tận dụng từ hàng ngàn năm về trước, trong đó có cả các danh y như Hoa Đà, Biển Thước… (Ảnh minh họa).
4. Massage lưng: Đề cao hệ miễn dịch, phòng cảm cúm
Các phương pháp như cạo gió, giác hơi hoặc ấn vào các kinh lạc và cơ thịt ở trên vùng lưng sẽ giúp thông kinh lạc, dưỡng tâm, an thần, phòng cảm.
Tương tự như vậy, massage lưng cũng sở hữu những công dụng như trên, thậm chí còn có ưu điểm vượt trội hơn là hỗ trợ điều trị các căn bệnh mạn tính thường gặp ở người trung niên.
Cách massage: Xoa bóp vùng lưng vào mỗi sáng hoặc dùng tay vỗ lưng, cũng có thể dùng cây đấm lưng chuyên dụng để thay thế. Tiến hành massage phần cổ và lưng như đánh gió, giác hơi.
5. Massage cột sống: Tăng cường tiêu hóa, phòng bệnh về cột sống
Ngày nay, có tới hơn 70% người không biết bảo vệ cột sống đúng cách. Đây cũng là lý do mà số lượng bệnh nhân mắc những căn bệnh về cột sống ngày càng tăng trong vài năm trở lại đây.
Với nhiều đặc điểm sinh lý đặc trưng, cột sống rất dễ gặp phải vấn đề về thoái hóa đốt sống, thoát vị đĩa đêm, gai cột sống…
Cách massage: Xoa bóp huyệt Giáp Tích nằm ở hai bên cột sống có thể giúp trẻ nhỏ bảo vệ xương sống, cải thiện tiêu hóa. Người lớn cũng có thể massage huyệt vị này một lần vào buổi tối, đồng thời kết hợp cùng các phương pháp như đánh gió, giác hơi…
*Theo Jiankang.cn/Soha