Kiên trì xoa bóp 3 huyệt vị, mất ngủ kinh niên không còn là nỗi lo
- Người viết: Nên Ngẫm Mỗi Ngày lúc
- Sống khỏe
Chăm sóc những huyệt vị này có tác dụng đẩy lùi tình trạng mất ngủ, đồng thời hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh liên quan đến giấc ngủ khác như đổ nhiều mồ hôi, nghiến răng...
Những chứng bệnh liên quan đến giấc ngủ thường gặp
- Giật mình tỉnh giấc: Tình trạng này xuất hiện đa phần ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên. Triệu chứng phổ biến là giật mình tỉnh giấc và ngồi dậy trong đêm, thậm chí có người còn la hét nhưng tới sáng hôm sau lại không hề nhớ gì.
Giới y học gọi đây là hội chứng "giấc ngủ kinh hoàng" ở những người trẻ. Người mắc chứng bệnh này cần được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt để giảm nguy cơ mắc bệnh động kinh hoặc một số vấn đề khác liên quan đến giấc ngủ.
- Mất ngủ về đêm: Bệnh mất ngủ được chia làm 2 loại là mất ngủ ngắn hạn (cấp tính) và mất ngủ kéo dài (mạn tính).
Người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng như khó ngủ, ngủ chập chờn, không yên giấc, khi bị gián đoạn sẽ khó ngủ trở lại... Đối với mất ngủ mạn tính, tình trạng bệnh có thể kéo dài từ một đến hai tháng hoặc lâu hơn.
Mất ngủ cấp tính và mạn tính là chứng bệnh phổ biến và dai dẳng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. (Ảnh minh họa).
- Đổ nhiều mồ hôi: Những người mắc bệnh tụt huyết áp, cường giáp trạng và tiểu đường đều có chung triệu chứng đổ mồ hôi nhiều trong lúc ngủ.
Người bệnh nên giữ phòng ngủ thông thoáng và duy trì nhiệt độ phòng ở mức vừa phải để cải thiện tình trạng này.
- Nghiến răng: Chứng nghiến răng trong lúc ngủ bắt nguồn chủ yếu từ các yếu tố về tâm lý. Đây là triệu chứng cho thấy người bệnh thường xuyên cảm thấy sợ hãi, tức giận hoặc có tư tưởng chống đối, thù địch ở mức cao.
- Chảy nước miếng: Việc thay lắp răng giả sẽ kích thích các tuyến nước bọt tang cường hoạt động, gây ra hiện tượng chảy nước miếng khi ngủ.
Bên cạnh đó, tình trạng loét miệng dẫn đến đau niêm mạc cũng là một trong số những nguyên nhân tăng tiết nước bọt. Hàm răng không đều hoặc khớp cắn không khớp cũng có thể gây nên tình trạng này.
- Ngủ ngáy: Những người ngủ ngáy thường mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ.
Đây là một trong những nguyên cơ phổ biến dẫn tới huyết áp cao và các bệnh động mạch vành.
Đối với trẻ em, tình trạng ngủ ngáy và hội chứng ngưng thở khi ngủ còn tang nguy cơ đột tử hoặc xuất hiện các vấn đề về tinh thần.
Tình trạng ngủ ngay không chỉ là một dấu hiệu "báo động" về sức khỏe mà còn gây khó chịu đối với những người xung quanh. (Ảnh minh họa).
Một số phương pháp massage cải thiện giấc ngủ
1. Bấm huyệt Nội Quan
Cách làm: Dùng ngón tay cái ấn xuống vị trí huyệt Nội Quan, mỗi lần thực hiện khoảng 3 phút cho tới khi cảm thấy vị trí huyệt hơi đau thì ngừng lại.
Mỗi ngày nên duy trì ấn huyệt 2 lần, thời gian tốt nhất là vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
Huyệt Nội Quan nằm ở mặt trước cẳng tay, giữa hai gân cơ gan tay lớn và gan tay bé (gấp bàn tay vào cẳng tay và nghiêng bàn tay vào phía trong cho nổi rõ khe cơ), trên nếp gấp khớp cổ tay 2 thốn, mỗi bên một huyệt. (Tranh: Nguồn Internet).
Tác dụng: Huyệt Nội Quan có công dụng điều hóa khí huyết, ích tâm, an thần. Kiên trì xoa bóp huyệt vị này có thể hỗ trợ điều trị suy nhược thần kinh, mất ngủ, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch...
2. Xoa bóp hai bên eo
Cách làm: Chà xát hai bàn tay cho nóng lên rồi đặt vào hai bên eo, massage từ huyệt Thận Du đến huyệt Đại Tràng Du (Đại Trường Du) cho đến khi cảm thấy eo có cảm giác nóng thì ngừng lại.
Vị trí các huyệt vị ở vùng lưng và eo, trong đó có huyệt Thận Du và huyệt Đại Trường Du. (Ảnh: Nguồn Internet).
Tác dụng: Đông y cho rằng, "eo là phủ của thận". Việc massage vị trí này có thể ích thận và có lợi cho giấc ngủ.
3. Bấm huyệt Thần Môn
Cách làm: Dùng ngón cái bấm vào huyệt Thần Môn ở cạnh cổ tay. Thực hiện đến khi xung quanh huyệt hơi sung lên, duy trì thêm 30 giây rồi đổi tay.
Vị trí huyệt Thần Môn. (Ảnh: Nguồn Internet).
Tác dụng: Thường xuyên kích thích huyệt vị này sẽ hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ, mộng mị, hồi hộp, hay quên, động kinh.
Sưu tầm