NƯỚC ION KIỀM HỖ TRỢ BỆNH MÁU NHIỄM MỠ NHƯ THẾ NÀO?

NƯỚC ION KIỀM HỖ TRỢ BỆNH MÁU NHIỄM MỠ NHƯ THẾ NÀO?

Máu nhiễm mỡ là một trong những căn bệnh phổ biến nhất hiện nay. Trong đó, chế độ ăn uống không hợp lý, thừa chất, ít vận động là nguyên nhân hàng đầu gây béo phì, mỡ máu cao. Rối loạn mỡ máu hay máu nhiễm mỡ nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.

Theo báo cáo mới nhất năm 2014 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), một trong các nguyên nhân chính dẫn tới các bệnh liên quan đến tim mạch là do chứng rối loạn lipid máu hay còn gọi là máu nhiễm mỡ. Theo thống kê, mỗi năm căn bệnh rối loạn mỡ máu cướp đi sinh mạng gần 18 triệu người trên toàn thế giới, tỉ lệ người tử vong do bệnh này tăng lên đáng kể qua các năm. Có khoảng 26% người Việt Nam ở lứa tuổi 25 – 74 bị rối loạn mỡ máu tức mỡ trong máu cao, đặc biệt ở Hà Nội và TP.HCM, tỷ lệ này lên đến 44%.

1. Bệnh máu nhiễm mỡ là gì?

Máu nhiễm mỡ còn có tên gọi khác là mỡ máu cao hay rối loạn chuyển hóa lipid máu. Thông thường, trong máu luôn có một tỷ lệ mỡ nhất định. Tỷ lệ này được đánh giá bằng các chỉ số xét nghiệm triglycerid, cholesterol...

Khi bị máu nhiễm mỡ những chỉ số này sẽ cao hơn mức cho phép. Trong đó, chỉ số cholesterol cao chính là đặc trưng của tình trạng rối loạn mỡ máu.

2. Nguyên nhân gây máu nhiễm mỡ

Mỡ máu cao thường xảy ra ở đối tượng trung niên. Tuy nhiên, hiện nay do ảnh hưởng của lối sống thiếu lành mạnh, độ tuổi bệnh nhân mắc máu nhiễm mỡ đang có xu hướng trẻ hóa. Bệnh máu nhiễm mỡ có thể xảy ra do những nguyên nhân chính sau:

  • Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học

Sử dụng quá nhiều chất béo trong bữa ăn hằng ngày là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh máu nhiễm mỡ. Trong đó, thịt bò, thịt bê, thịt lợn, trứng, sữa...chứa nhiều chất béo bão hòa. Các loại thực phẩm đóng hộp, đồ ăn chứa dầu dừa, dầu cọ, bơ, ca cao cũng có hàm lượng chất béo cao. Nếu thường xuyên sử dụng những loại thực phẩm này bạn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh máu nhiễm mỡ.


  • Béo phì

Béo phì khiến hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao. Đặc biệt, lượng mỡ thừa thường tập trung chủ yếu ở bụng thay vì ở hông hay đùi. Béo phì khiến nồng độ HDL - cholesterol có lợi giảm còn nồng độ LDL - cholesterol tăng cao dẫn đến nguy cơ bị máu nhiễm mỡ.


  • Ảnh hưởng của tuổi tác và giới tính

Nữ giới từ 15 - 45 tuổi thường có tỉ lệ triglyceride thấp hơn so với nam giới. Tuy nhiên, khi bắt đầu bước vào độ tuổi mãn kinh, nồng độ triglyceride và cholesterol xấu ở nữ giới sẽ tăng cao và làm tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạnh. Nguyên nhân là do sự thay đổi của hormone Estrogen sẽ ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa chất béo và tác động trực tiếp đến các mạch máu.


  • Lười vận động

Khi cơ thể lười vận động sẽ làm tăng nồng độ lipoprotein xấu và làm giảm nồng độ cholesterol tốt. Chính vì thế, ít vận động, thường xuyên nằm hoặc ngồi nhiều một chỗ nguy cơ bị máu nhiễm mỡ là rất cao.

  • Thường xuyên căng thẳng, stress

Stress, áp lực cũng là một trong những thủ phạm chính gây máu nhiễm mỡ. Nguyên nhân là do khi cơ thể bị mệt mỏi, áp lực sẽ có xu hướng ăn nhiều hơn và ít vận động, lười tập thể dục hơn. Ngoài ra, một số người còn có thói quen sử dụng rượu bia, các chất kích thích khiến cho nồng độ cholesterol trong máu tăng cao.


  • Thường xuyên hút thuốc lá

Hút thuốc lá khiến nồng độ cholesterol tốt trong cơ thể giảm mạnh, gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

  • Yếu tố di truyền

Mỡ máu cao cũng có thể gây ra do yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình có ông bà, bố mẹ bị mỡ máu cao bạn cũng có nguy cơ bị máu nhiễm mỡ cao hơn bình thường.

  • Ảnh hưởng từ các bệnh lý khác

Một số bệnh lý như tiểu đường, giảm hoạt động của tuyến giáp cũng khiến lượng mỡ trong máu tăng cao hơn.

3. Triệu chứng nhận biết của bệnh máu nhiễm mỡ

Máu nhiễm mỡ không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh thường khó nhận biết. Nhiều trường hợp người bệnh chỉ phát hiện ra mình bị máu nhiễm mỡ khi khám sức khỏe định kỳ hoặc bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng. Đặc biệt, bệnh mỡ máu cao ở người trẻ tuổi thường diễn biến thầm kín và khó nhận biết hơn bệnh mỡ máu cao ở người già.

Khi bị mắc bệnh rối loạn mỡ máu, người bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng như: đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, đau tức ngực, tim đập nhanh, thở gấp...Bệnh phát triển đến giai đoạn cuối sẽ gây ra những triệu chứng nguy hiểm như: huyết áp cao, đau tim, xơ vữa động mạch...

Một số trường hợp có ban vàng dưới da: da có những nốt phồng nhỏ bề mặt bóng loáng, màu vàng, mọc nhiều trên da mặt, khuỷu tay, bắp đùi, gót chân, lưng, ngực... to bằng đầu ngón tay không có cảm giác đau, ngứa.

4. Biện pháp phòng tránh bệnh máu nhiễm mỡ

Máu nhiễm mỡ nếu được phát hiện sớm người bệnh có thể thay đổi chế độ ăn uống khoa học, tập luyện thể dục thường xuyên để làm giảm nồng độ mỡ trong máu. Nếu để bệnh phát triển đến giai đoạn, việc điều trị sẽ khó khăn và phức tạp hơn rất nhiều. Ngoài ra, rối loạn mỡ máu nếu không được điều trị đúng cách và dứt điểm sẽ rất dễ tái phát trở lại. Để phòng tránh bệnh mỡ máu cao hiệu quả, bạn nên thực hiện theo những biện pháp sau:

  • Kiểm soát cân nặng cơ thể và duy trì ở mức hợp lý.

  • Hạn chế sử dụng chất béo bão hòa, các loại thịt màu đỏ như: thịt lợn, thịt bò, thịt bê...

  • Nên sử dụng các thực phẩm chứa nhiều chất béo có lợi.

  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi để bổ sung chất xơ và chất khoáng cho cơ thể.

  • Tránh xa rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích...

  • Không nên ăn nhiều đạm, ăn tối muộn hoặc ăn quá nhiều vì sẽ gây khó tiêu, cholesterol bị đọng lại trên thành động mạnh.

Ngoài ra, uống nước Ion Kiềm vừa cung cấp nước tốt cho sức khỏe và tăng khả năng chống oxy hóa tốt hơn. 

5. Nước ion kiềm có công dụng gì đối với bệnh máu nhiễm mỡ?

5.1. Nước điện giải ion kiềm là gì?

Nước điện giải ion kiềm còn được gọi là nước ion kiềm, nước kiềm, nước ion kiềm giàu Hydro hoặc là nước Hydro/Hydrogen, nước hoàn nguyên trong tiếng Nhật. Nước ion kiềm được tạo ra ở cực âm của máy điện giải qua quá trình điện phân nước. Loại nước này được ra đời đầu tiên tại Nhật Bản, được Bộ Y tế Nhật Bản công nhận là loại nước tốt cho sức khỏe và khuyến khích người dân sử dụng trong công văn Dược phẩm 763 năm 1965. Nước ion kiềm pH 8.5 – 9.5 không chỉ là loại nước sạch mà còn là loại nước tốt cho sức khỏe và có tác dụng ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tật.

5.2. Vì sao nước ion kiềm có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh máu nhiễm mỡ?

Bản chất của cholesterol hoặc triglyceride đều là các axit béo vì vậy nếu uống nước điện giải ion kiềm hàng ngày giúp trung hòa axit, giảm thiểu tình trạng một cách nhanh chóng. Tính kiềm tự nhiên như rau xanh của nước ion kiềm tốt cho các cholesterol có lợi, làm tăng loại cholesterol này nhưng lại kiềm hóa các loại cholesterol xấu. 

Khi vào cơ thể, tính kiềm này được hấp thụ trực tiếp (không cần chuyển hóa như rau xanh) giúp trung hòa nhanh chóng lượng axit dư thừa trong máu, hạn chế tối thiểu tình trạng tích tụ axit gây hại cho cơ thể.

Nước ion kiềm còn có các phân tử nước siêu nhỏ, chỉ khoảng 0.5 nm, nhỏ hơn gấp 5 lần so với phân tử nước bình thường nên dễ dàng hấp thụ nhanh qua màng tế bào đồng thời thanh lọc giải độc, đào thải axit trong máu hiệu quả hơn, làm giảm các chỉ số mỡ có hại trong máu tăng cao.

Đặc biệt, loại nước này giàu Hydro, là chất chống oxy hóa cực mạnh có tác dụng loại bỏ các gốc tự do – nguyên nhân gốc rễ gây ra các bệnh nguy hiểm như tim mạch, ung thư, gout, thận, tiểu đường… Như vậy, với tính chất quan trọng này, nước ion kiềm sẽ giúp hạn chế các biến chứng của bệnh máu nhiễm mỡ.

Loại nước này còn giàu vi khoáng như Na, K, Mg, Ca giúp xây dựng các mô tế bào, tăng hệ miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể khỏe mạnh, phòng chống các bệnh tật hiệu quả.

Gọi ngay đến Hotline 096 505 1188 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí về nước Ion Kiềm hỗ trợ điều trị máu nhiễm mỡ. 

Thay đổi nguồn nước - Thay đổi cuộc sống! 

← Bài trước Bài sau →