Các nhà khoa học của Mỹ đã mổ tử thi trên một nghìn trường hợp đột tử và 50% trong đó được xác định đột tử do nguyên nhân nhồi máu cơ tim.
Nhồi máu cơ tim là gì?
Nhồi máu cơ tim là một cơn đau tim xảy ra đột ngột (thường kéo dài 15 -30 phút) đi cùng nhịp tim bất thường, khó thở, đổ mồ hôi và buồn nôn hoặc nôn mửa. Cơn đau tim đột ngột này do máu ngừng chảy vào tim vì bị tắc ở động mạch vành do cục máu đông hoặc xơ vữa động mạch. Tim ngừng đập toàn bộ (đột tử) hoặc một phần (các biến chứng nặng nề sau khi thoát khỏi lưỡi hái tử thần). Cũng có khi đó là một cơn đau tim tương đối thầm lặng: đau nhẹ, chỉ gây cảm giác hơi khó chịu khiến người bị khó nhận ra.
Cách xử lý nhồi máu cơ tim:
– Với bản thân: ngay khi có các dấu hiệu nhồi máu cơ tim. Lúc bị đau cần ngưng mọi hoạt động (làm việc, lái xe), ngồi hoặc nằm xuống để máu lưu thông vào tim. Sau khi đỡ cơn đau, cần gọi 115 để tới bệnh viện để bác sỹ xử lý tiếp.
Nếu không có thuốc bạn cần ngay lập tức gọi 115, báo cáo về tình trạng đau tim hoặc gọi điện cho người thân để ứng cứu kịp thời.
– Với người thân, người chứng kiến nạn nhân của cơn nhồi máu cơ tim cần bình tĩnh để sơ cứu như sau. Trấn an người bệnh, nới rộng cổ áo người bệnh, đặt nằm ở tư thế hoải mái với đầu gối kê cao. Sau đó gọi ngay cấp cứu 115, thông báo rõ người bệnh bị nhồi máu cơ tim để xe cứu thương tới có sẵn thiết bị và thuốc men trong trường hợp này. Với trường hợp bị nhồi máu cơ tim thì thời gian là vô giá, cứ mỗi giây phút chần chừ thì người bệnh càng mất cơ hội sống sót nhiều hơn.
Nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim.
Nhồi máu cơ tim thường gặp ở những người từ 50 tuổi trở lên. Nó có nguyên nhân tích tụ từ lối sống, thói quen sinh hoạt, khẩu phần ăn uống của bạn từ 10 – 20 năm trước khiến các mạch máu, động mạch vành bị xơ vữa hoặc xuất hiện các cục máu đông gây tắc mạch máu, gây nhồi máu cơ tim.
Tại sao bị nhồi máu cơ tim?
– Béo phì. Béo phì là nguyên nhân gây nên các bệnh: rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, tiểu đường – đây đều là những bệnh gây nên nhồi máu cơ tim. Béo quá nhiều khiến mỡ quá nhiều và bọc lấy tim (gọi là mỡ nội tạng) dẫn đến tim khó co bóp, làm hẹp mạch vành cản trở máu tới tim.
– Rối loạn mỡ máu. Rối loạn mỡ trong máu, mỡ nhiều gây tình trạng tăng cholesterol xấu (LDL), thiếu cholesterol tốt (HDL). Tăng LDL khiến mạch máu bị xơ vữa, các mảng bám xơ cứng dầy lên trong thành mạch, lâu ngày chúng sẽ dầy lên gây tắc mạch.
Nguyên nhân gây rối loạn mỡ máu có 20% do thức ăn cung cấp nhiều cholesterol bao gồm: thịt, mỡ, trứng,… 80% còn lại do thức ăn chứa: bột, đường, đạm. Gan có khả năng tổng hợp cholesterol từ những những chất này. Điều này lý giải vì sao những người ăn chay trường lâu năm không hiểu sao mình lại bị rối loạn mỡ máu, dư mỡ.
– Hút thuốc lá. Các chất độc trong khói thuốc khi đưa vào cơ thể sẽ tăng LDL, giảm HDL gia tăng tình trạng xơ vữa động mạch. Hút thuốc giảm oxy trong máu khiến máu khó đưa tới tim, tăng nguy cơ co thắt mạch. Khi hút thuốc, nồng độ fibrinogen tăng cao dẫn đến tăng kết dính tiểu cầu gây tình trạng máu đông.
– Tăng huyết áp. Tăng huyết áp làm tăng áp lực nên thành mạch, khiến các mảng xơ vỡ bám quanh mạch máu bị vỡ ra nhanh và nhiều. Các mảng này di chuyển trong máu và dồn về một điểm gây tắc mạch máu.
– Tiểu đường. Không được bổ sung insulin kịp thời khi bị tiểu đường khiến người bệnh tăng huyết áp nhanh chóng dẫn tới nhồi máu cơ tim. Đường quá nhiều trong máu khiến sự tuần hoàn chậm lại làm biến chứng nhồi máu cơ tim nặng hơn.
– Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tim mạch trước 60 tuổi.
Biến chứng nguy hiểm từ nhồi máu cơ tim.
- Biến chứng tối cấp đột tử
Trường hợp này rất dễ xảy ra trong trường hợp nạn nhân bị lên cơn nhồi máu cơ tim trong đêm hoặc trong lúc ở nhà một mình không thể liên lạc với người thân.
- Các biến chứng nặng nề khác
Nếu người bệnh qua khỏi cơn nhồi máu cơ tim thì không có nghĩa là bệnh không tái phát. Đi kèm cùng các cơn tái phát nhồi máu cơ tim còn là hàng loạt các biến chứng được chia thành: biến chứng sớm, biến chứng thứ phát và biến chứng muộn.
– Biến chứng sớm thường gặp sau 2 tuần bao gồm: suy tim, rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim thể nặng hơn, vỡ tim, đột tử.
– Biến chứng thứ phát được gọi là hội chứng Dressler gặp trong 1 tháng sau cơn nhồi máu cơ tim bao gồm triệu chứng: đau sau xương ức, đau tăng lên khi thở sâu, khi ho, khi vận động, giảm bớt khi ngồi hoặc cúi về đằng trước. Nghe có thể phát hiện tiếng cọ màng ngoài tim. Tràn dịch màng phổi, thâm nhiễm phổi.
– Biến chứng muộn. Là các cơn đau ngực lan tỏa, cảm giác nặng nề trước tim. Đau khớp vai, khửu tay giống như bị thấp khớp. Đau thắt ngực. Phồng vách tim.
Các biến chứng sau nhồi máu cơ tim đều có thể được bác sỹ phát hiện và cảnh báo trước thông qua xét nghiệm máu.
Phòng ngừa nhồi máu cơ tim
– Phòng tránh các bệnh lý dễ gây ra tình trạng nhồi máu cơ tim: Béo phì, rối loạn mỡ máu, hút thuốc lá, tăng huyết áp, tiểu đường.
– Khám sức khỏe toàn diện, đều đặn 1 lần/năm để bác sỹ kịp thời phát hiện bạn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim không. Nếu có nguy cơ bị bệnh thì với người lao động chân tay, làm việc nặng thì cần tìm công việc khác nhẹ nhàng hơn để cho tim mình bớt mệt mỏi.
– Tránh giảm bớt các buổi tiệc tùng, cuộc nhậu.
– Ngừng hẳn việc hút thuốc lá và uống rượu bia hoặc chất kích thích (nếu có).
– Tránh thức khuya.
– Có thể phòng ngừa nhồi máu cơ tim bằng viên uống Vitality 80+ – sản phẩm hỗ trợ sức khoẻ tim mạch thông qua một số cơ chế quan trọng.