Arsenic là chất gì? Tác hại của Asen đối với sức khỏe con người là gì?

Arsenic là chất gì? Tác hại của Asen đối với sức khỏe con người là gì?

Arsenic còn được biết đến với tên gọi khác là thạch tín. Một trong những loại nguyên tố xếp hạng đầu thế giới về độc tính. Arsenic​​​​​​​ có thể xuất hiện trong nhiều môi trường tự nhiên bao gồm nước, không khí, thức ăn, đất đai,… Arsenic​​​​​​​ là nguyên nhân quan trọng có thể dẫn tới căn bệnh ung thư, chính vì vậy rất nhiều người quan tâm đến việc tìm hiểu xem arsenic là chất gì, nguyên nhân, tác hại và cách phòng tránh chất độc này.

Arsenic là chất gì?

Arsenic là một á kim có độc tính rất nặng. Arsenic xuất hiện trong đời sống tự nhiên dưới những màu sắc cơ bản như: màu vàng (phi kim) và màu xám (á kim) nên rất khó để phân biệt được chúng.

Asen là gì?

Asen tồn tại trong tự nhiên dưới dạng các cấu trúc tinh thể đặc biệt mang tính chất của kim loại đã được phát hiện gồm: asen sensu stricto, asenolamprit và parasenolam prit (hiếm có). Về cơ bản, chất độc này có thể được tìm thấy dưới dạng các hợp chất asenua và asenat.

Phân loại Asen trong tự nhiên

Asen gồm có 2 dạng trong tự nhiên là Asen vô cơ và Asen hữu cơ. Cụ thể là:

  • Asen vô cơ: mang độc tính cực mạnh. Nghiên cứu cho thấy độc tính trong chất này cao hơn thủy ngân tới 4 lần. Asen vô cơ đã được liệt vào nhóm chất hàng đầu gây ra bệnh ung thư (chất gây ung thư nhóm 1) bởi cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) và liên minh Châu Âu (EU).
  • Asen hữu cơ: phần lớn xuất hiện bởi quá trình phân hủy của các loài hải sản và thủy. Dạng Asen này không mang độc tính và có thể đào thải nhanh chóng nếu như đi vào cơ thể con người.

Con người thường bị nhiễm Asen từ những nguồn nào?

Asen có thể len lỏi vào cơ thể con người thông qua nhiều hình thức khác nhau, chẳng hạn như qua nước uống, qua thức ăn, thậm chí cả từ môi trường làm việc,...

Từ thức ăn

Ít ai có thể ngờ được là Asen phần lớn xâm nhập vào cơ thể con người thông qua nguồn thức ăn mà chúng ta sử dụng hàng ngày. Cụ thể, nhưng loại thực phẩm như nấm, gạo, hải sản, ngũ gốc, thậm chí là cả gia cầm,... đều có chứa hàm lượng Asen nhất định. Tuy nhiên, đây đều là hàm lượng Asen hữu cơ và ít nguy hiểm hơn hẳn so với Asen vô cơ.

Con người thường bị nhiễm Asen từ thức ăn

Tìm hiểu Kim loại nặng là gì

Từ nguồn nước uống

Cùng với thức ăn, nguồn nước chính là nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm Asen độc hại cho cơ thể con người, đặc biệt nguồn Asen trong nước thường là Asen vô cơ. Theo đánh giá, nước ngầm và nước giếng khoan có nguy cơ ô nhiễm Asen vượt trội.

Từ môi trường làm việc của con người

Asen là chất hóa học được sử dụng rất nhiều đối với các ngành công nghiệp như sản xuất giấy, phân bón, thủy tinh, dệt, hàn kim loại, chất bảo quản,... Vì thế, những người lao động làm trong các ngành công nghiệp này thường có nguy cơ nhiễm Asen cao hơn hẳn so với những lĩnh vực khác.

Nguồn lây nhiễm từ cộng đồng

Theo các nhà nghiên cứu, những người sinh sống gần các nguồn Asen nông nghiệp hoặc công nghiệp sẽ có nguy cơ nhiễm Asen cao hơn do thường xuyên hít thở không khí, hoặc dung nạp nguồn nước, thực phẩm bị nhiễm Asen.

Chẳng hạn như đối với các khu công nghiệp chế biến gỗ, các nhà máy sản xuất thủy tinh,... sử dụng Asen trong chế biến, thì việc không khí, nguồn nước, đất bị nhiễm Asen là điều không tránh khỏi. Hay những khu vực gần các nông trại, cánh đồng, lò luyện kim,... hay sử dụng Asen cũng khiến nguy cơ lây nhiễm rất cao.

Sử dụng các đồ dùng bằng gỗ cũng có nguy cơ nhiễm Asen

Một số hợp chất của Asen được sử dụng để tạo ra các loại chất bảo quản gỗ, nhằm tránh tình trạng mọt do côn trùng, hoặc gỗ bị mục nát, ẩm mốc. Tại một số quốc gia phát triển như Mỹ, Canada,... Asen hầu như đã bị cấm sử dụng.

Sử dụng các đồ dùng bằng gỗ cũng có nguy cơ nhiễm Asen

Tuy nhiên, đối với các nước ít phát triển thì Asen hiện tại vẫn đang được sử dụng tương đối nhiều. Chính vì thế, khi con người sử dụng các loại đồ làm từ gỗ mà có chứa Asen hoặc hít phải mùn cưa từ các loại gỗ này thì cũng khiến nguy cơ nhiễm một lượng lớn Asen vào cơ thể.

Asen trong nguồn nước tồn tại như thế nào? Asen trong nguồn nước ở mức nào thì an toàn?

Asen và các hợp chất của Asen có thể nhiễm vào nguồn nước mà chúng ta sử dụng hàng ngày bằng nhiều cách thức khác nhau. Chẳng hạn như các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ mà sử dụng trong hoạt động nông nghiệp sẽ lẫn vào đất, nước, từ đó ngấm dần vào lòng đất và đi đến nguồn nước ngầm.

Một điều vô cùng bất ngờ mà các nhà khoa học phát hiện ra đó là hàm lượng Asen có trong nguồn nước giếng, nước ngầm lại cao hơn rất nhiều lần so với nguồn nước từ sông hoặc hồ.

Tuy vậy, bất kể là nguồn nước như thế nào thì việc hàm lượng Asen lẫn trong nguồn nước vượt quá tiêu chuẩn cho phép sẽ mang lại những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng.

Theo tiêu chuẩn QCVN 02:2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng của nguồn nước sinh hoạt:

  • Hàm lượng Asen trong nguồn nước cung cấp bởi các cơ sở cung cấp nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt không được vượt quá 0.01 mg/l.
  • Trong khi đó, đối với nguồn nước mà các hộ gia đình tự ý khai thác (nước giếng khoan, nước ngầm) thì hàm lượng Asen cho phép đối với nguồn nước sinh hoạt không được vượt quá mức 0.05mg/l.

Cách nhận biết nước có bị nhiễm Asen hay không

Như chúng ta đã biết Asen là là hóa chất tự nhiên thường tồn tại lẫn trong lớp vỏ trầm tích trên bề mặt Trái Đất. Chính vì thế, Asen thường bị lẫn trong nguồn nước của nước giếng khoan, nước ngầm. Tuy nhiên, với đặc tính không màu - không mùi - không vị, Asen rất khó có thể được phát hiện thông qua mắt thường.

Cách nhận biết nước có bị nhiễm Asen hay không

Một nghiên cứu mới đây của Tổ chức Y tế thế giới - WHO cho biết nhiều người dân bị nhiễm độc Asen là do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm Asen, do đặc tính của loại chất hóa học này mà chúng khó có thể phát hiện thông qua mắt thường.

Vì thế, cách tốt nhất để nhận biết nguồn nước có bị nhiễm Asen hay không là đem nước đi xét nghiệm tại các phòng thí nghiệm. Đặc biệt, đối với các hộ gia đình sử dụng nước giếng khoan, hoặc nước ngầm cho mục đích sinh hoạt, ăn uống, thì việc xét nghiệm Asen là cực kỳ cần thiết.

Khám phá thêm Nước sạch là gì

Nguyên nhân gây nhiễm độc Asen trong nguồn nước

Ngoài câu hỏi Asen là gì, thì nguyên nhân tại sao nhiễm độc chất này là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm tìm hiểu. Tại Việt Nam, nguyên nhân hàng đầu dẫn tới nhiễm độc Asen đến từ việc sử dụng nguồn nước hoặc nguồn thức ăn không đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh.

Bên cạnh đó, những nguyên nhân khác có thể dẫn tới tình trạng nhiễm độc Asen ở người đó là vì cấu tạo địa chất của nhiều vùng nhiễm Asen. Hệ quả từ sự ô nhiễm bởi các hoạt động sinh hoạt, sản xuất của con người khiến cho nguồn nước bị nhiễm độc tố. Những chất độc này thường đến từ:

  • Chất thải từ các nhà máy hóa chất thải ra khiến nguồn nước và đất đai xung quanh bị ô nhiễm (nhà máy sản xuất thuốc nhuộm,…).
  • Sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ không đúng quy trình kỹ thuật trong các hoạt động nông nghiệp.
  • Hoạt động đào và lắp giếng không đúng tiêu chuẩn là nguyên nhân khiến cho mạch nước ngầm dưới lòng đất bị nhiễm bẩn và nhiễm độc.

Có thể thấy rằng, Asen xuất hiện trong môi trường tự nhiên bằng nhiều con đường như ở mạch nước ngầm, nước giếng, nước máy chưa qua xử lý. Thậm chí trong nhiều trường hợp, nếu như nước đóng chai không qua quy trình xử lý đúng tiêu chuẩn đã được đưa vào sử dụng thì khả năng người uống bị nhiễm độc Asen trong nước là rất cao.

Tác hại của Asen đối với sức khỏe con người là gì?

Asen là gì? Đó là một chất chứa độc tố rất mạnh, nhất là đối với Asen vô cơ. Khi vô tình sử dụng các thực phẩm đồ ăn hoặc nước uống bị nhiễm Asen thì sẽ gây ra những ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng con người. Những tác hại dễ thấy nhất gây ra bởi độc tố Asen gồm có:

  • Trường hợp sử dụng thực phẩm, nguồn nước có chứa hàm lượng Asen trên 60.000µg/L sẽ gây tử vong.
  • Sử dụng các thực phẩm có chứa hàm lượng Asen vô cơ từ 300 – 30.000 mg/l sẽ tác động nguy hiểm đến dạ dày và ruột. Một số biểu hiện có thể xuất hiện trong trường hợp này gồm đau dạ dày, buồn nôn, nôn và tiêu chảy
  • Gây giảm khả năng tạo hồng cầu và bạch cầu khiến cho người bệnh thường xuyên mệt mỏi, khả năng bị rối loạn nhịp tim, vỡ mạch máu là rất cao.
  • Trên cơ thể có thể xuất hiện các vết bầm tím và người bệnh thường xuyên cảm thấy bị tê ở phần bàn chân, bàn tay do suy giảm chức năng hệ thần kinh.

Tác hại của Asen đối với sức khỏe con người

Nếu con người sử dụng các thực phẩm đồ ăn, nước uống hoặc có tiếp xúc với độc tố Asen ở hàm lượng thấp cũng có khả năng gây biến đổi sắc tố da. Tác hại dễ gặp nhất đó là người bệnh bị sạm da, kết vảy sừng trên da hoặc xuất hiện mụn cóc ở lòng bàn tay, lòng bàn chân hoặc toàn bộ cơ thể. Nếu kéo dài, tình trạng này có thể dẫn đến ung thư da.

Ngoài ra, việc sử dụng nguồn thực phẩm, tiếp xúc nguồn nước bị nhiễm Asen sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư gan, thận, bàng quang, tuyến tiền liệt và phổi ở con người.

Triệu chứng nhiễm độc Asen là gì?

Có thể chẩn đoán các triệu chứng xuất hiện khi con người tiếp xúc với nồng độ cao Asen, đặc biệt là dưới dạng khí. Triệu chứng xuất hiện ở tất cả hệ thống cơ quan, nhưng rõ ràng và dễ nhận biết nhất gồm có:

  • Người bệnh cảm thấy buồn nôn, nôn, đau bụng thượng vị, ỉa chảy, tăng tiết đờm dãi.
  • Khả năng xuất hiện các biểu hiện khác như rối loạn tâm thần cấp, ban đỏ ở da lan tỏa, bệnh lý cơ tim, và co giật.
  • Rối loạn đường máu, suy giảm chức năng thận, suy hô hấp, phù phổi cấp.
  • Biểu hiện thần kinh gồm các bệnh lý thần kinh ngoại biên hoặc não.

Các khu vực nào Việt Nam hiện nay bị nhiễm Asen?

Việt Nam là một trong những nước thuộc Đông Nam Á đáng báo động nhất về vấn đề ô nhiễm nguồn nước gây ra bởi Asen. Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành bởi các trung tâm nghiên cứu uy tín trong và ngoài nước. Kết quả cho thấy nguồn nước ngầm có nguy cơ nhiễm Asen cao nhất nằm ở các khu vực Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

Tại các tỉnh vùng lưu vực sông Hồng bao gồm: Hà Tây, Hà Nam, Hà Nội, Nam Định, Hưng Yên và Thái Bình. Rất nhiều giếng khoan tại đây cho kết quả hàm lượng Asen trong nước đạt tới 300mg/l (gấp 30 lần tiêu chuẩn an toàn về nước uống).

Khu vực sông Hồng dễ bị nhiễm asen

Ở vùng lưu vực sông Đuống gồm hai tỉnh là Hải Dương và Bắc Ninh cũng xuất hiện tình trạng ô nhiễm nhưng với mức độ nhẹ hơn. Khả năng nhiễm Asen trong nước ở các khu vực ven vùng núi trung du, ven biển thấp hơn rất nhiều so với vùng đồng bằng. Tần suất xuất hiện các mẫu nước ngầm có hàm lượng Asen vượt tiêu chuẩn lên tới con số 45% tại Hà Nam, 28% tại Hà Tây, 17% tại Hưng Yên, 10% tại Nam Định và Bắc Ninh.

Ở vùng lưu vực sông Mê Kông gồm các tỉnh An Giang, Đồng Tháp ghi nhận tình trạng bị nhiễm Asen trong nước rất cao. Vùng lưu vực sông Cửu Long ở hướng biển có tình trạng đáng báo động về việc nhiễm Asen và Mangan trong nguồn nước giếng được đưa ra bởi tổ chức y tế thế giới WHO. Hơn thế nữa, nhiều thành phần kim loại khác cũng được ghi nhận vượt quá tiêu chuẩn cho phép gồm: Ba (11%), Se (7,1%), U (3,1%), Ni (1,4%), Pb (1,1%) và Cd (0,3%).

Giải pháp cho nguồn nước bị nhiễm Asen

Chúng ta đã biết Asen là gì và ảnh hưởng của Asen đối với sức khỏe. Đó là một chất không màu, không mùi, không vị nên thật khó để có thể phân biệt được chất độc này bằng mắt thường. Vậy làm thế nào để nhận biết được nguồn nước nhà mình sử dụng có bị nhiễm Asen hay không?

Câu trả lời chính là kết quả phân tích tại các phòng thí nghiệm. Chính vì vậy, gia đình nếu nghi ngờ nguồn nước bị nhiễm Asen thì nên chủ động lấy mẫu nước đến các phòng thí nghiệm uy tín để phân tích.

Bên cạnh đó, nếu như nguồn nước mà gia đình đang sử dụng chẳng may có hàm lượng Asen vượt quá tiêu chuẩn cho phép, thì việc tìm kiếm các giải pháp khắc phục là cực kỳ cần thiết. Dưới đây là một số giải pháp hữu hiệu để thay thế cho nguồn nước bị nhiễm Asen nguy hại:

Sử dụng máy lọc nước Kangen

Máy lọc nước Kangen là giải pháp tốt nhất hiện nay nhằm có được nguồn nước sử dụng sạch sẽ và an toàn đối với sức khỏe con người được rất nhiều hộ gia đình áp dụng ở Việt Nam. Máy lọc nước điện giải Kangen là dòng máy lọc nước được ứng dụng công nghệ lọc nước điện phân tiên tiến nhất trên thế giới của tập đoàn Enagic, đồng thời tạo ra nguồn nước ion kiềm tốt cho sức khỏe, có nhiều ứng dụng quan trọng trong đời sống.

Sử dụng máy lọc nước Kangen

Đáng chú ý, công nghệ lọc nước của máy lọc nước ion kiềm Kangen này có thể loại bỏ được tới 99,99% các vi khuẩn, gây hại và kim loại nặng bao gồm Asen cùng nhiều độc tố khác.

Ngoài khả năng lọc bỏ hoàn toàn các tạp chất gây hại, máy lọc nước Kangen còn cung cấp nguồn nước điện giải chứa Ion kiềm tự nhiên, hàm lượng Hydrogen cực kỳ dồi dào, cung cấp nguồn khoáng chất tự nhiên tốt cho cơ thể, chống oxy hóa và có tính trung hòa axit dư thừa cần thiết cho cơ thể.

Sử dụng nước đóng bình

Sử dụng nước đóng bình cũng là cách phòng tránh nhiễm Asen hiệu quả. Nước đóng bình sẽ giúp người sử dụng tránh được các bệnh tiêu hóa, khiến cho cơ thể khỏe mạnh hơn nhờ hàm lượng đầy đủ các khoáng chất cần thiết có trong nước.

Một số hãng, thương hiệu nước đóng bình uy tín được bộ y tế khuyến khích sử dụng bao gồm Lavie, Aquafina… Tuy nhiên giá thành của nước đóng bình lại khá tốn kém. Trung bình bạn sẽ tốn khoảng 50.000 – 70.000 VND/ 1 bình 20 lít.

Chính vì thế, giải pháp hữu hiệu, tối ưu và tiết kiệm nhất cho người dùng chính là sử dụng máy lọc nước Kangen.

Trên đây là những thông tin cơ bản giải đáp thắc mắc Arsenic là chất gì, nguyên nhân, tác hại và cách phòng tránh chất độc này. Hy vọng bài viết sẽ là nguồn tư liệu tham khảo hữu ích dành cho quý độc giả bạn đọc quan tâm và trân trọng giá trị sức khỏe của bản thân. Để biết thêm những thông tin bổ ích, quan trọng khác, các bạn có thể truy cập vào website: https://kangen.vn/ hoặc liên hệ tới số hotline: 0569198888 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất!

← Bài trước Bài sau →
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên

Bình luận