Nguồn nước uống và sinh hoạt bị nhiễm kim loại nặng hiện đang là vấn đề khiến nhiều gia đình lo lắng. Đặc biệt, ở mức độ ô nhiễm nặng có thể dẫn đến những biến chứng hoặc bệnh nguy hiểm cho sức khỏe. Vậy hãy cùng tìm hiểu xem kim loại nặng là gì? Tác hại của kim loại nặng đến sức khỏe và biện pháp để loại bỏ là gì qua bài viết dưới đây nhé.
Giải đáp thắc mắc kim loại nặng là gì? Nguồn gốc của kim loại nặng
Kim loại nặng là khái niệm dùng để chỉ bất cứ loại kim loại nào có yếu tố nhiễm bẩn tương đối cao. Khối lượng riêng của kim loại nặng thường lớn hơn 5g/cm3 đến 7g/cm3, có số nguyên tử cao và thể hiện tính kim loại ngay tại nhiệt độ phòng.
Kim loại nặng có mặt khắp nơi trong tự nhiên ở môi trường đất và nước, không thể bị phân hủy. Các kim loại nặng có thể rất cần thiết cho quá trình trao đổi chất. Tuy nhiên với một hàm lượng lớn có thể gây ra độc tính và nguy hiểm.
Kim loại nặng là gì? Đây là những kim loại có khối lượng riêng hơn 5g/cm3 và có yếu tố nhiễm bẩn cao
Vậy nguyên nhân tạo ra kim loại nặng là gì? Các kim loại nặng phát sinh từ nhiều nguồn gốc khác nhau. Đó có thể là từ các chất thải khai thác, rò rỉ nước ở các bãi rác hay nước thải đô thị,... Đặc biệt là từ các hoạt động sản xuất công nghiệp như chế tạo kim loại, mạ điện. Các vấn đề ô nhiễm ngày càng trở nên trầm trọng hơn bởi kim loại nặng tồn đọng trong mạch nước ngầm và gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Các kim loại nặng thường tồn tại trong nước uống và tác hại đến sức khỏe
Kim loại nặng trong nước bao gồm: Chì (Pb), Thủy ngân (Hg), Cadmium (Cd), Asen (As), Crom (Cr), Kẽm (Zn), Niken (Ni), Thallium (Tl).
Chì (Pb)
Đây là nguyên tố kim loại nặng cực kỳ độc hại và gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất. Chì khó có thể bị đào thải ra khỏi cơ thể mà tích lũy trong não và tủy, gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, cơ quan sinh sản và thận.
Tùy theo mức độ nhiễm độc mà con người có thể bị đau bụng, đau khớp, viêm thận, tai biến. Với hàm lượng chì cao có thể gây sảy thai, thậm chí gây tử vong. Chì ảnh hưởng mạnh mẽ hơn ở trẻ em và trẻ sơ sinh. Hàm lượng chì cho phép trong nước uống đóng chai và trong nước ngầm là 10µg/L.
Thủy ngân (Hg)
Một loại kim loại nặng khác cũng được chú ý nhiều là thủy ngân. Hg là nguyên tố rất độc dưới dạng hữu cơ, có thể gây ảnh hưởng xấu đến tâm sinh lý, gây độc cho não, mù lòa, gây suy nhược thần kinh và tổn thương thận.
Trẻ em bị ngộ độc thủy ngân dễ bị phân liệt, hay co giật không chủ động. Trong nước, metyl thủy ngân là hợp chất độc nhất, có thể làm phân liệt nhiễm sắc thể và ngăn cản quá trình phân chia của tế bào.
Thủy ngân là một trong những kim loại nặng độc hại, gây ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh
Vậy hàm lượng cho phép của kim loại nặng là gì? Hàm lượng thủy ngân trong nước uống đóng chai không được vượt quá 6µg/L và trong nước ngầm là 1µg/L.
Đồng (Cu)
Mọi hợp chất của đồng đều là những chất độc. Chỉ cần một lượng 30g sulfat đồng đã có khả năng gây chết người. Thế nên, nếu nồng độ đồng trong nước lớn hơn 1mg/lít là đã có thể tạo vết bẩn trên quần áo. Nước nhiễm đồng thường do sơn dầu, phân bón và thuốc trừ sâu tạo thành. Ở nồng độ cao, đồng gây độc nghiêm trọng cho thận, gây tổn thương dạ dày, nôn mửa và tiêu chảy, mất sức.
Cadimi (Cd)
Cadimi là kim loại chuyển tiếp tương đối hiếm, mềm, có màu trắng ánh xanh và có độc tính. Có thể nói, Cd độc hại nhất trong tất cả các kim loại nặng ngay cả ở nồng độ thấp ở trong thức ăn. Bởi cadimi ít bị hấp thun trong đất hoặc trong các vết trầm tích, dễ di động hơn, từ đó dễ đi vào nguồn thực phẩm của con người.
Khác với những kim loại khác, Cadimi không cần thiết cho cơ thể con người. Thế nên, hàm lượng cho phép Cd trong nước uống đóng chai chỉ 1µg/L và trong nước ngầm là 5µg/L.
Asen (As)
Asen cũng là nằm trong nhóm kim loại nặng trong nước cần được chú ý. Vậy tính chất của Asen kim loại nặng là gì? Trong tự nhiên, As tồn tại ở trong khoáng chất. Với nống độ thấp, có thể kích thích sinh trưởng cho các sản phẩm nông nghiệp.
Một số kim loại nặng trong nước phổ biến
Thế nhưng, nồng độ Asen cao gây ngộ độc ở người, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, gây nhiễm độc gen, ung thư và tăng sắc tố. Hàm lượng Asen cho phép trong nước uống đóng chai là 10µg/L và trong nước ngầm là 50µg/L.
Crom (Cr)
Tuy kim loại Crom và các hợp chất Crom hóa trị III không gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. Thế nhưng, các hợp chất Crom (VI) lại rất độc hại. Với người, Cr (VI) có thể gây loét dạ dày, ruột non, viêm gan, viêm thận hoại tử, thậm chí là ung thư phổi.
Do các hợp chất của Crom thường được sử dụng trong thuốc nhuộm, sơn nên thường được tìm thấy trong mạch nước ngầm. Tiêu chuẩn chất lượng của nước đóng chai và trong nước ngầm là không được chứa crom vượt quá hàm lượng 50µg/L.
Kẽm (Zn)
Kẽm là nguyên tố cần thiết giúp duy trì sự sống của con người và các động thực vật khác. Thế nhưng, ion kẽm trong nước là chất độc cao, gây hại cho các tế bào, gây thiếu máu, đau bụng và ảnh hưởng xấu đến cơ bắp. Cơ thể hấp thụ quá nhiều kẽm có thể làm ngăn chặn sự hấp thụ của đồng và sắt. Hàm lượng kẽm cho phép trong nước đóng chai không được vượt quá 50µg/L và trong nước ngầm là 30µg/L.
Kim loại nặng có tính độc hại cao, gây hại cho các sức khỏe con người
Niken (Ni)
Niken đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp hồng cầu ở con người. Tuy nhiên, với nồng độ cao vượt quá mức cần thiết, kim loại nặng này sẽ gây hại cho sức khỏe. Có thể làm hỏng các tế bào sinh học, ngăn chặn quá trình hấp thụ đồng và sắt.
Nếu tiếp xúc trong một khoảng thời gian dài có thể làm phá hủy tế bào, làm hỏng gan và tim. Hơn nữa, Niken nồng độ cao làm giảm sự tăng trưởng của tế nào, gây ung thư và gây ảnh hưởng xấu tới hệ thần kinh. Theo quy định về chất lượng nước Việt Nam, hàm lượng Niken tối đa trong nước là 0.02mg/lít.
Những giải pháp giúp loại bỏ kim loại nặng trong nguồn nước
Chắc hẳn, với những thông tin trên, bạn đã biết được tác hại của kim loại nặng là gì đối với nguồn nước uống và sinh hoạt trong gia đình. Khi nguồn nước bị nhiễm kim loại nặng, bạn nên ngay lập tức tìm giải pháp xử lý. Bởi sử dụng nguồn nước ô nhiễm, không an toàn có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe, hệ thần kinh. Hãy cùng tham khảo một số cách giúp loại tình trạng ô nhiễm kim loại nặng trong nước dưới đây nhé.
Sử dụng máy lọc nước Kangen
Hiện nay, nhiều gia đình sử dụng máy lọc nước để xử lý kim loại nặng trong nước. Trong đó, dòng máy lọc nước Kangen là giải pháp tuyệt vời đem lại hiệu quả lọc nước cao. Nhờ ứng dụng công nghệ thẩm thấu ngược và màng RO với kích thước màng siêu nhỏ chỉ 0.001 micromet, máy Kangen loại bỏ tối đa các tạp chất, vi khuẩn và cả kim loại nặng (chì, thủy ngân,…) ra khỏi nguồn nước.
Máy lọc nước Kangen - lựa chọn tối ưu giúp xử lý và loại bỏ kim loại nặng
Nhờ vậy đảm bảo nước sạch, tinh khiết tại với. Mọi kim loại nặng hay bất cứ tạp chất lớn hơn kích thước lỗ màng lọc đều bị loại bỏ. Ngoài ra, than hoạt tính cũng là hợp chất giúp ích khá nhiều trong quá trình loại qua kim loại nặng trong nước. Than hoạt tính hấp thụ kim loại nặng hiệu quả. Chính vì thế mà trong hệ thống lọc của nhiều máy lọc nước Kangen đều được tích hợp bộ lọc than hoạt hoạt tính.
Xử lý sinh học
Xử lý sinh học ứng dụng quy trình công nghệ mà theo đó hệ thống sinh học: thực vật, động vật và cả vi sinh vật sẽ được khai thác để dọn dẹp các chất ô nhiễm từ môi trường bên ngoài. Hiện nay, các phản ứng sinh nhờ tác động của vi khuẩn đang được áp dụng rộng rãi để xử lý nguồn nước bị nhiễm kim loại nặng.
Các loài thực vật thủy sinh, bao gồm Azolla, Phigateites, Lemna, Eichchornia va Typha có thể được sử dụng để xử lý nước thải có kim loại nặng. Thế nhưng, phương pháp này không thể chuyển hóa hoàn toàn mà tích lũy theo thời gian trong thực vật và có thể gây ảnh hưởng xấu đến môi trường khi đủ nồng độ. Vì vậy, phương pháp này không thể sử dụng để xử lý nước uống mà chỉ dùng cho nước thải.
Chất xúc tác quang
Vậy giải pháp để xử lý kim loại nặng là gì ở các khu công nghiệp? Thông thường, chất xúc tác quang sẽ thường được sử dụng để xử lý nước thải ở các khu công nghiệp bởi vừa đơn giản vừa tiết kiệm chi phí. Giải pháp này được thực hiện bằng các khử Crom dưới tia cực tím. Ở mức độ pH 2 sẽ bổ sung oxalate giúp tạo điều kiện giảm Crôm.
Trao đổi ion
Phương pháp trao đổi ion cũng thường được sử dụng để loại bỏ các kim loại nặng như sắt và mangan trong nước. Chỉ cần cho nhựa trao đổi ion vào nước, với nồng độ pH thấp hơn nhựa, nó có thể giúp loại bỏ sắt hiệu quả từ một chất rắn ion. Bởi kim loại nặng không có khả năng hòa tan ở mức độ pH trung tính hoặc cơ bản. Với độ pH từ 7 trở lên sẽ cho thấy dấu hiệu nguồn nước đang bị ô nhiễm kim loại nặng.
Thế nên, bạn nên kiểm tra lượng kim loại nặng có trong nguồn nước để đảm bảo không gây hại cho sức khỏe của các thành viên gia đình khi sử dụng, kể cả trong sinh hoạt hay dùng để nấu ăn và uống trực tiếp.
Trên đây là tất cả những thông tin về kim loại nặng là gì, tác hại của kim loại nặng và giải pháp xử lý. Hiện nay, máy lọc nước Kangen ứng dụng công nghệ thẩm thấu ngược là lựa chọn hoàn hảo giúp bạn có được nguồn nước tinh khiết. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn có thể biết được phương pháp lọc nước tốt nhất để đảm bảo an toàn.