Khi bị sốt nên uống gì để cơ thể nhanh chóng lấy lại sức?

Khi bị sốt nên uống gì để cơ thể nhanh chóng lấy lại sức?

Sốt là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi bị nhiễm trùng. Hầu như ai cũng biết khi bị sốt cần phải uống nhiều nước. Bởi bổ sung nước sẽ giúp đào thải các độc tố và nhanh chóng lấy lại sức lực. Thế nhưng, bị sốt nên uống gì và uống như thế nào thì không phải ai cũng có thể hiểu đúng. Vậy hãy cùng tìm hiểu vấn đề đó qua bài viết dưới đây nhé.

Nguyên nhân gây ra sốt

Sốt là dấu hiệu khi thân nhiệt tăng trên 37.5 độ. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh sốt và bạn nên nắm rõ các triệu chứng và có hướng điều trị tốt nhất. Phổ biến nhất có thể là do:

Virus là tác nhân phổ biến gây ra bệnh sốt

Virus là tác nhân phổ biến gây ra bệnh sốt

  • Virus tấn công do bị lây từ người khác, hoặc do các thức ăn, đồ uống bị nhiễm khuẩn. Từ đó gây ra sự mệt mỏi, đau nhức cho cơ thể và sốt.
  • Sốt rét do ký sinh trùng gây nên. Cơ thể có dấu hiệu ớn lạnh, kèm sốt ở nhiệt độ cao, khiến cơ thể buồn nôn, luôn ở trong trạng thái nóng lạnh đổ mồ hôi.
  • Sốt xuất huyết với biểu hiện sốt cao trên 39 độ C, mệt mỏi, đau nhức người, dễ bị co giật. Bệnh sốt này do virus Dengue ở muỗi vằn gây nên, bệnh nguy hiểm và có thể lây cho người khác.
  • Sốt thương hàn do vi khuẩn thương hàn ở trong nguồn nước ô nhiễm. Người bị nhiễm khuẩn thường sốt cao đến 40 độ C, kèm dấu hiệu đau bụng và tiêu chảy cấp.
  • Cảm cúm dẫn đến sốt cao kèm với ớn lạnh. Khi bị cúm, người bị bệnh thường bị nhiễm trùng đường hô hấp nên gây đau họng, ho và chảy nước mũi.
  • Sốt nhiễm do viêm gan với dấu hiệu sốt nhẹ, da bị vàng, thường chán ăn dẫn đến mệt mỏi.

Sốt là căn bệnh phổ biến, thế nên bạn cần phải biết rõ bị sốt nên uống gì để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể. Đây là những nguyên nhân chính khiến cơ thể thường bị sốt.

Vì sao khi bị sốt cần phải bổ sung nước cho cơ thể?

Sốt, đặc biệt là sốt cao, dễ khiến cơ thể kiệt sức do bị mất nước. Nếu không kịp thời chăm sóc thì sẽ rất nguy hại cho sức khỏe. Khi bị sốt càng cao thì cơ thể càng mất nhiều nước, mệt mỏi và suy nhược. Bởi bị sốt, cơ thể sẽ tạo cơ chế tự bảo vệ bằng cách hạ nhiệt độ và làm mát, ra mồ hôi và hơi ẩm. Thế nên, lúc đó người bệnh sẽ cần bổ sung một lượng nước lớn cho cơ thể để bù vào lượng nước mất đi.

Bổ sung nước điện giải Kangen có lợi cho cơ thể, giúp hạ sốt nhanh chóng

Bổ sung nước điện giải Kangen có lợi cho cơ thể, giúp hạ sốt nhanh chóng

Hơn nữa, nước còn được xem là chất xúc tác cần thiết cho nhiều loại hoạt động và các phản ứng hóa học để cơ thể vận hành tốt nhất. Nhờ vậy, vi khuẩn và các tác nhân gây sốt sẽ bị đào thải nhanh chóng khỏi cơ thể bằng đường nước tiểu.

Khi bị sốt nên uống gì để cơ thể nhanh hạ sốt?

Khi bị sốt, bổ sung nước là rất cần thiết để quá trình phục hồi sức khỏe tốt nhất. Vậy khi bị sốt nên uống gì? Đây là câu hỏi luôn được nhiều người quan tâm và thắc mắc. Nước ở đây không chỉ là nước lọc mà gồm nhiều loại nước trái cây đầy dưỡng chất, các dung dịch vitamin và cả nước bù điện giải cho cơ thể.

Uống đủ nước cho cơ thể

Sốt có thể khiến cơ thể bị mất nhiều nước. Nếu tình trạng thiếu nước này kéo dài thì có thể gây nguy hiểm cho người bệnh. Bị sốt càng cao càng nguy hiểm, cơ thể càng bị mất thiếu hụt nhiều nước hơn, dẫn đến mệt mỏi và suy nhược cho cơ thể. Khi bị sốt, điều cần thiết là cung cấp đủ nước cho cơ thể, khoảng từ 1.5 đến 2 lít nước mỗi ngày. Bổ sung nước với oresol giúp bổ sung điện giải ion, bù nước và bù khoáng, thanh lọc cơ thể.

Nước cam

Nước cam rất có lợi đối với cơ thể, nhất là với những người bị sốt. Nước cam giúp tăng cường hệ miễn dịch, điều hòa các chức năng của cơ thể. Nhờ vậy đào thải các độc tố gây sốt ra khỏi cơ thể, điều hòa nhiệt độ cho cơ thể giúp hạ sốt nhanh chóng, ngăn ngừa thiếu máu. Thế nên, khi bị sốt, người bệnh nên cung cấp uống nước cam cho cơ thể.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không nên nước cam bị bụng đói để tránh tạo ra nhiều axit gây tổn thương cho niêm mạc dạ dày. Hơn nữa, không nên uống nước cam cùng với những loại thuốc khác. Bởi dễ phá hủy cấu trúc và gây mất hoạt tính của thuốc. Không đồng thời uống nước cam và sữa vì có thể gây đầy hơi hoặc gây rối loạn tiêu hóa.

Bổ sung nước trái cây, rau xanh

Nếu bạn chưa biết bị sốt nên uống gì thì hãy bổ sung ngay nước trái cây

Nếu bạn chưa biết bị sốt nên uống gì thì hãy bổ sung ngay nước trái cây

Nước trái cây luôn được nhiều chuyên gia khuyên dùng khi bị sốt nên uống gì. Các loại nước từ trái cây như xoài, dâu tây, chanh, chuối,.... có thể ép thành sinh tố để dễ uống hơn. Ngoài ra, các loại rau xanh như rau cải, rau muống, mồng tơi và cà chua,.. cũng rất có lợi cho cơ thể. Người bị sốt hấp thụ càng nhiều rau xanh sẽ tránh thiếu hụt chất dinh dưỡng, bổ sung sức đề kháng tốt hơn.

Nước từ các loại đậu

Nước từ các loại hạt như: đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen,... có tác dụng hạ nhiệt nhanh chóng, nhanh hồi phục năng lượng và khiến cơ thể dễ chịu hơn. Khi nấu nước nên pha lẫn thêm một ít đường và muối để hương vị thêm ngon hơn.

Nước diếp cá

Rau diếp cá có tính mát. Nhờ vậy giúp hạ sốt nhanh đồng thời cũng giảm thiểu tình trạng táo bón, giúp tiêu đờm và giải độc cho cơ thể. Bị sốt nên uống gì cũng không thể bỏ qua loại nước mát lành này.

Bạn có thể xay sống rau diếp cá và cho thêm một vài hạt muối vào uống trực tiếp. Hoặc cho thêm chút đường phèn cùng nước vo gạo vào nấu sôi để uống. Tuy nhiên, lưu ý là nếu bạn bị sốt đi kèm với hiện tượng tiêu chảy. Vậy thì tốt nhất không nên uống nước diếp cá bởi vì nó sẽ khiến bệnh sốt thêm nghiêm trọng hơn.

Bổ sung sữa chua ăn probiotics

Nên ăn các thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn probiotics khi bị sốt

Nên ăn các thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn probiotics khi bị sốt

Các loại sữa chua cũng là thức uống người bệnh nên tăng cường khi bị sốt và cảm cúm. Sữa chua không chỉ có lợi cho hệ tiêu hóa mà các lợi khuẩn trong thực phẩm này còn giúp tăng sức đề kháng. Hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động hiệu quả hơn và ngăn chặn quá trình phát triển của virus, đẩy lùi bệnh tật. Thế nên, mỗi ngày người bị sốt có thể ăn khoảng 2 đến 3 hộp sữa chua.

Nước dừa

Công dụng của nước dừa cũng tương tự như nước oresol. Thế nên, loại nước này sẽ cung cấp nhiều vitamin C, kali và chất điện giải. Nếu bạn không biết bị sốt nên uống gì thì nên bổ sung ngay nước dừa vào danh sách.

Uống nước dừa nhiều lần trong một ngày giúp cơ thể người bệnh bớt mệt mỏi và hạ sốt nhanh chóng. Tuy nhiên, khi sốt kèm với tình trạng đầy bụng thì không nên uống quá nhiều nước dừa, đặc biệt là uống vào buổi tối.

Những thức uống không nên sử dụng khi bị sốt

Ngoài những loại thực phẩm tốt cho người bệnh thì cũng có không ít thức uống gây hại cho cơ thể. Vậy bị sốt thì không nên uống gì?

Nước lạnh

Người bị sốt bù nước cho cơ thể là tốt. Thế nhưng, uống nước lạnh thì gây tác dụng ngược bởi cơ thể dễ bị sốt cao hơn. Đặc biệt, với bệnh sốt do nhiễm đường tiêu hóa, uống nước đá còn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Nước trà xanh

Không nên uống nước trà xanh khi bị sốt

Không nên uống nước trà xanh khi bị sốt

Trong trà xanh có chứa chất ta-nanh có công dụng làm nhiệt độ cơ thể ấm dần lên. Tuy nhiên, uống quá nhiều trà và uống trà quá đậm đặc sẽ gây kích thích não, làm tăng lượng đường huyết. Từ đó nhiệt độ cơ thể tăng cao, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Chưa kể, nếu bệnh nhân đang sốt mà uống nước trà xanh sẽ làm giảm tác dụng hoặc làm mất hẳn tác dụng của thuốc hạ sốt. Thế nên, khi bị sốt thì không nên sử dụng trà.

Uống nước mật ong

Mật ong luôn được xem như là thần dược cho sức khỏe. Thế nên, nhiều người thường nhầm tưởng mật ong đem lại công dụng thần kỳ khi không biết bị sốt nên uống gì. Tuy nhiên, thực tế nếu ăn nhiều mật ong khi bị sốt thì dễ làm cơ thể tăng nhiệt độ, khiến bệnh nặng thêm. Bởi trong mật ong có thành phần ngọt cao.

Bài viết này đã cung cấp cho bạn các thông tin về bệnh sốt và những thực phẩm cần bổ sung khi bị sốt. Hy vọng rằng qua đó, bạn đã biết rõ được bị sốt nên uống gì và biết cách uống sao cho đúng cách để chữa bệnh tốt nhất. Uống nước điện giải từ máy lọc Kangen là một trong những giải pháp hữu hiệu đấy nhé.

← Bài trước Bài sau →
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên

Bình luận