Gốc tự do là gì? Ảnh hưởng của gốc tự do và cách ngăn chặn
- Người viết: Hương Lam lúc
- Tin tức
- - 0 Bình luận
Gốc tự do là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh lý nguy hiểm đối với cơ thể. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người trong số chúng ta còn mơ hồ không hiểu rõ bản chất thực sự của gốc tự do là gì, và làm thế nào để ngăn chặn ảnh hưởng của gốc tự do lên cơ thể. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp các bạn có thêm những kiến thức hữu ích về gốc tự do, đồng thời cập nhật những bí quyết để hạn chế sự hình thành các gốc tự do trong cơ thể. Hãy cùng Kangen.vn theo dõi bài viết nhé!
Gốc tự do là gì?
Ban đầu gốc tự do cũng là một phân tử hóa học tồn tại bình thường trong cơ thể. Sau đó phân tử này sẽ bị mất điện tích, khiến chúng bị rơi vào trạng thái mất cân bằng. Khi đó phân tử sẽ có xu hướng chiếm lấy electron của phân tử khác để trở về trạng thái cân bằng. Quá trình chiếm điện tích của các gốc tự do gây ra nhiều rối loạn trong cơ thể từ cấp độ tế bào.
Theo đó gốc tự do sẽ làm nhiễu loạn chuỗi phản ứng vốn có của cơ thể thông qua sự hủy hoại màng tế bào. Sau đó gây ra nhiều biến đổi về mặt cấu trúc của protein, làm rối loạn nội tiết tố, kích thích sản sinh mầm bệnh,.. Sự hình thành của gốc tự do chính là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh tật nguy hiểm.
Nguyên nhân gây ra gốc tự do là gì?
Về mặt hóa học và sinh học, các loại gốc tự do là sản phẩm của quá trình chuyển hóa, trao đổi chất diễn ra bên trong cơ thể mỗi chúng ta.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc hình thành các gốc tự do chẳng hạn như stress, hoạt động của các tế bào bên trong cơ thể, ảnh hưởng của môi trường sống (bức xạ, tia phóng xạ, tia tử ngoại, ô nhiễm mỗi trường,... Ngoài ra, còn có rất nhiều tình huống khiến các gốc tự do trong cơ thể gia tăng một cách không kiểm soát, bao gồm:
Tinh thần căng thẳng: Thường xuyên gặp phải những áp lực trong cuộc sống, lo sợ, buồn bực.
Luôn duy trì trạng thái thể chất mệt mỏi: Thường xuyên lao động quá sức, làm các việc quá nặng nhọc
Ăn uống không điều độ: việc duy trì khẩu phần ăn có hàm lượng chất béo quá cao khiến cho việc chuyển hóa Lipid trong cơ thể bị rối loạn. Từ đó, cơ thể sản sinh ra quá nhiều năng lượng, nhưng lại hao hụt đi quá nhiều các loại vitamin A, B, C, E, PP, cơ thể không được cung cấp đầy đủ lượng Acid amin cần thiết.
Sử dụng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh: Thường xuyên sử dụng dầu mỡ chiên đi chiên lại, ăn quá nhiều đồ rán, đồ muối, lên men, thực phẩm chứa nhiều thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật,...
Môi trường xung quanh bị ô nhiễm nặng: Môi trường sống bị ô nhiễm, nguồn nước bị nhiễm các loại hóa chất, đất bị nhiễm xạ,... cũng là nguyên nhân hình thành các gốc tự do.
Cơ thể gặp phải những điều kiện khiến sự sống bị đe dọa: bỏng, nhiễm trùng cấp, thiếu Oxy ở các tế bào,...
Lượng Antioxydant trong tế bào rơi vào trạng thái giảm: Do tuổi tác quá cao, do thực phẩm không cung cấp đủ lượng chất chống Oxy hóa.
Bạn có thể tìm hiểu thêm Oxi hóa là gì
Sự nguy hiểm của gốc tự do
Gốc tự do gây là một chuỗi phản ứng có hại cho sức khỏe
Theo một nghiên cứu của đại học Rice, khi một gốc tự do và hình thành sẽ kéo theo một chuỗi phản ứng. Theo đó chúng bắt đầu lấy electron của phân tử khác. Chuỗi cung phản ứng chiếm electron có thể khiến tế bào chết dần.
Các phản ứng trên dẫn đến sự phá vỡ của màng tế bào. Chuỗi phản ứng mà gốc tự do gây ra thay đổi trong cấu trúc của lipid, khiến chúng bị kẹt trong động mạch. Những tế bào bị phá hủy có nguy cơ phát triển thành các khối u. Chuỗi ADN cũng sẽ bị thay đổi dưới tác động của các gốc tự do.
Ngoài ra hiện tượng stress oxy hóa sẽ xảy ra khi xuất hiện nhiều gốc tự do gây tổn thương tế bào. Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Pharmacognosy Review, stress oxy hóa có liên quan trực tiếp đến sự phát hủy protein, lipid và các axit nucleic.
Trong nhiều thập kỷ qua các nhà khoa học đã chứng minh rằng quá trình stress oxy hóa có liên quan trực tiếp đến sự phát triển của nhiều tình trạng bệnh. Cụ thể phải kể đến như thoái hóa điểm vàng, các chứng bệnh về tim mạch, ung thư, bệnh suy giảm trí nhớ Alzheimer, chứng bệnh liên quan đến viêm nhiễm,..
Gốc tự do cũng tham vào quá trình đẩy nhanh tốc độ lão hóa. Theo đó gốc tự do có thể ảnh hưởng đến cấu trúc của ADN. Kết quả là tần số các tế bào mới không có cơ hội phát triển và bị lão hóa đi nhanh chóng.
Những triệu rõ nhất cho thấy bạn đang bị stress oxy hóa là cơ thể lúc nào cũng cảm thấy đau nhức, nhạy cảm với tiếng ồn, thị lực bị rối loạn. Khi đó hệ miễn dịch của cơ thể bắt đầu suy giảm, khiến bạn dễ mắc nhiều bệnh tật hơn.
Các gốc tự do phá hủy tế bào như thế nào?
Thông qua quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát hiện ra tiến trình các gốc tự do hủy hoại tế bào. Cụ thể:
Đầu tiên: Các gốc tự do ban đầu sẽ tạo sự oxy hóa các màng tế bào khiến cho quá trình đào thải chất cặn bã và hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể gặp trở ngại.
Tiếp theo: Các gốc tự do bắt đầu đẩy mạnh tấn công lên các ty lạp thể, từ đó nguồn cung cấp năng lượng của cơ thể hoàn toàn bị phá vỡ.
Cuối cùng: Thông qua quá trình oxy hóa, các gốc tự do sẽ làm suy yếu các enzyme có lợi, suy yếu kích thích tốt, từ đó khiến quá trình tăng trưởng của cơ thể bị ngừng trệ.
Trong một nghiên cứu gần nhất, bác sĩ Denham Harman đến từ Đại học Berkeley của bang California chỉ ra rằng sự tổn thương tế bào gây ra bởi các gốc tự do là nguyên nhân chính gây ra một loạt các bệnh lý của cơ thể. Một số bệnh lý nguy hiểm có thể kể đến như: thoái hóa, lão hóa, Alzheimer, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, ung thư,...
Ngoài ra, các loại gốc tự do như: Ozon, Hydroxyl radical, Hydrogen Peroxid, Peroxy Lipid, Superoxide đều là những loại gốc tự do nguy hiểm gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho các tế bào.
Khám phá Nước Pi là gì
Cơ quan nào bị tổn hại nhất khi bị gốc tự do tấn công?
Gốc tự do sẽ không buông tha bất cứ một tế bào nào trên cơ thể. Tuy nhiên não bộ sẽ là cơ quan nhưng ảnh hưởng nhiều nhất.
Bạn có thể không biết rằng tạo bộ chỉ chiếm 2% tổng Trọng lượng cơ thể. Thế nhân bộ phận này lại tiêu thụ đến 20 đến 25 lượng oxy và năng lượng mà chúng hấp thụ mỗi ngày. Não cũng là cơ quan chứa nhiều chất béo nhất của cơ thể để khi chiếm đến 60%. Vậy nên quá trình chuyển hóa năng lượng tại não luôn diễn ra mạnh mẽ. Các gốc tự do cũng từ đó và phải kiêng nhiều hơn.
Mặc dù là tập trung của nhiều gốc tự do nhưng não bộ lại cũng là hệ thống chống gốc tự do hoạt động trì trệ nhất. Cụ thể mức độ hoạt động của hệ thống chống gốc tự do tại não bộ chỉ bằng 1/10 so với gan. Với tất cả các lý do trên đã khiến cho não bộ trở thành cơ quan dễ bị ảnh hưởng nhiều nhất khi gốc tự do.
Sẽ có 2 nhóm bệnh thường gặp nhất khi não bộ bị các gốc tự do tấn công là tế bào thần kinh bị suy giảm và nhiều bệnh lý về não khác. Khi tế bào thần kinh bắt đầu bị thoái hóa chính là lúc chúng ta đang bị gốc tự do tấn công, ảnh hưởng trực tiếp đến các chức năng của não bộ. Vùng thùy não là một những nơi bị gốc tự do tấn công mạnh mẽ nhất. Hậu quả làm trí tuệ sa sút. Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài dễ hình thành chứng bệnh Parkinson, Alzheimer,..
Ngoài ra gốc tự do còn tác động làm tổn thương thành mạch tạo điều kiện hình thành các khối xơ vữa. Kết quả làm chậm tốc độ lưu thông máu lên não khiến não bị thiếu máu. Từ đó dẫn đến những biểu hiện như mệt mỏi, đau nhức nửa đầu,.. Thậm chí nguy hiểm hơn bạn có thể bị tai biến.
Cách ngăn chặn gốc tự do
Hiểu rõ gốc tự do là gì và tác hại của chúng đến sức khỏe, bạn hãy sẽ muốn biết làm cách nào để ngăn chặn gốc tự do. Hiện nay vẫn chưa có một phương pháp cụ thể nào để có ngăn chặn hoàn thành gốc tự do. Thế nhưng cũng vẫn có cách để bạn kìm hãm chế sự sản sinh của gốc tự do.
Xây dựng lối sống lành mạnh
- Luôn duy trì tâm trạng vui vẻ, lạc quan, giữ tinh thần thoải mái, cố gắng hạn chế sự căng thẳng.
- Có chế độ sinh hoạt lành mạnh, điều độ: Hạn chế làm các việc nặng nhọc một cách quá thường xuyên, cân bằng thời gian ngủ nghỉ và làm việc hợp lý, hạn chế thức quá khuya và sử dụng các chất kích thích có hại như thuốc lá, bia, rượu,...
- Luôn giữ gìn môi trường sống sạch sẽ
- Chăm chỉ rèn luyện thể lực và trí óc: Tăng cường rèn luyện thể dục thể thao, đồng thời thường xuyên rèn luyện tư duy não bộ để đầu óc minh mẫn, tinh thần sảng khoái.
Hạn chế tác động ảnh hưởng từ bên ngoài môi trường
Gốc tự do sẽ có điều kiện hình thành với tốc độ nhanh hơn hơn nếu cơ thể chúng ta tiếp xúc với nhiều yếu tố gây hại từ môi trường. Chẳng hạn như khói bụi, ánh nắng mặt trời, các chất phóng xạ,..
Lạm dụng rượu bia, thuốc lá, chấn thương, thần kinh luôn căng thẳng,.. Cũng là những tác nhân thúc đẩy sự hình thành của gốc tự do. Vậy nên để bảo vệ chính mình, bạn cần cố gắng để cơ thể tránh xa những tác động không to lắm từ môi trường bên ngoài.
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh cũng có thể xem như một tác nhân để gốc tự do có điều kiện phát triển mạnh mẽ hơn.
Chính vì thế, để có thể loại bỏ và hạn chế sự hình thành của các gốc tự do, mỗi chúng ta cần xây dựng một chế độ ăn lành mạnh, khoa học. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi chúng ta cần hạn chế tiêu thụ nhóm thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ uống có cồn, các chất kích thích.
Bên cạnh đó, trong thực đơn ăn uống hàng ngày, chúng ta cần bổ sung các loại chất chống Oxy hóa nhằm giúp cơ thể chống lại ảnh hưởng của các gốc tự do, bao gồm:
Vitamin C: Có công dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, tăng cường hấp thu sắt cho cơ thể. Ngoài ra, Vitamin C còn là nhân tố quan trọng giúp cản trở sự hình thành các gốc tự do, giảm thiểu căng thẳng cho cơ thể.
Vitamin E: Vitamin E được tìm thấy nhiều trong các loại dầu thực vật, trái cây, lòng đỏ trứng, các loại ngũ cốc, gan động vật,...
Betacatoren: Là tiền chất hình thành nên Vitamia A, Betacatoren được tìm thấy trong những loại quả có màu vàng, xanh đậm hoặc màu đỏ.
Selen: Đây là một nguyên tố vi lượng quan trọng duy trì sự hoạt động khỏe mạnh cho các tế bào. Selen cũng là thành phần quan trọng góp phần hình thành nên hệ miễn dịch cho cơ thể, chống lại sự ảnh hưởng của các gốc tự do. Để bổ sung Selen cho cơ thể, chúng ta có thể sử nhiều các loại nấm, cá (đặc biệt là cá ngừ), các loại cây họ đậu,...
Bổ sung nước ion kiềm mỗi ngày
Hiện nay có khá nhiều loại thực phẩm chức năng chống gốc tự do được quảng cáo là có thể ngăn ngừa gốc tự do nhờ vào việc bổ sung hàm lượng lớn các chất chống oxy hóa. Tuy nhiên, hiệu quả mà những sản phẩm này mang lại cho người sử dụng lại không thần thánh như những lời quảng cáo.
Vì thế thay vì bỏ cả núi tiền để mua về những loại thực phẩm chức năng bổ sung chất chống oxy hóa không đem lại hiệu quả, các chuyên gia khuyến cáo mỗi chúng ta hãy nên thường xuyên sử dụng nước ion kiềm. Đây là loại nước được tạo ra bởi các dòng máy lọc nước điện giải ion kiềm có nhiều công dụng đặc biệt cho sức khỏe.
Tính kiềm cao của loại nước này có khả năng trung hòa lượng axit dư thừa trong cơ thể - yếu tố gây ra sự hình thành nên gốc tự do trong cơ thể. Đặc biệt nước ion kiềm có chứa hàm lượng Hydrogen vô cùng dồi dào. Theo đó những phân tử gốc tự do sẽ được bổ sung lượng electron đã bị mất đi bằng điện tử dưới dạng Hydroxyl là OH-. Khi đã bổ sung thêm lượng điện tử thiếu hụt các gốc tự do sẽ không còn có xu hướng đi lấy electron từ các phân tử khác nữa.
Nhiều chuyên gia đã cho biết mỗi uống 1.5 lít nước ion kiềm tương đương với bạn ăn 516 trái táo, 38 củ cà rốt, 756 trái chuối,.. Chỉ số chống oxy hóa của nước ion kiềm có thể đạt từ -500mV đến -800mV, cao nhất trong các loại nước. Chính vì thế, việc bổ sung nước ion kiềm có thể xem như là cách nhanh nhất để chúng ta ngăn chặn hoặc hạn chế sự hoạt động của các gốc tự do.
Như vậy, bạn có lẽ cũng đã phần nào hiểu rõ gốc tự do là gì và những tác hại của nó đến sức khỏe. Hy vọng với chia sẻ của chúng tôi đã cung cấp cho bạn thêm nguồn kiến thức bổ ích để áp dụng vào trong đời sống thường ngày. Để biết thêm những thông tin hữu ích khác, các bạn vui lòng truy cập vào website: https://kangen.vn/ hoặc liên hệ tới số hotline: 056.919.8888 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
Viết bình luận
Bình luận