Uống trà hoa cúc mỗi ngày mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Loại thức uống này không chỉ thơm ngon mà còn giúp cải thiện một số chứng bệnh phổ biến, thanh lọc cơ thể và giải tỏa căng thẳng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về trà hoa cúc và tác dụng đối với người dùng.
1. Trà hoa cúc là gì?
Trà hoa cúc là thức uống được pha từ cánh hoa cúc, có hương thơm nhẹ, dễ chịu và tính mát. Trong khi đó, một số loại trà thảo mộc thường có thành phần chính là hoa cúc kết hợp với lá chè xanh và các loại thảo mộc khác để làm tăng hương vị.
Trà hoa cúc là thức uống được nhiều người yêu thích
Loại thức uống này đã trở nên quá quen thuộc với chúng ta, bởi lẽ trà hoa cúc được biết đến và phổ biến từ lâu trong lịch sử của các nước Á Đông như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên…
Trong hoa cúc có các thành phần như tinh dầu, Vitamin A, B1, khoáng chất, Flavonoids, Sesquiterpen, Apigenin, Axit Amin… có nhiều giá trị y dược như tác dụng ức chế khuẩn lỵ trực trùng, tụ cầu vàng, ức chế một số loại nấm ngoài da…
2. Có những loại trà hoa cúc nào?
Trên thị trường có nhiều sản phẩm khác nhau, trong đó 3 loại trà dưới đây là phổ biến và được ưa chuộng nhất ở nước ta.
2.1 Trà hoa cúc vàng
Trà hoa cúc vàng (hay còn gọi là hoa cúc tiến vua) có vị hơi đắng và hương thơm nhẹ, dễ ngửi. Với thành phần giàu vitamin và khoáng chất, trà pha từ hoa cúc vàng giúp tăng cường bảo vệ sức khỏe và giải tỏa mệt mỏi.
2.2 Trà hoa cúc trắng
Trà hoa cúc trắng là loại trà sử dụng hoa cúc trắng làm nguyên liệu. Những bông hoa sử dụng để làm trà thường được thu hoạch vào tháng 7 để hoa đạt được vị đắng và nồng thích hợp. Nước trà thường có công dụng tiêu độc và thanh nhiệt cơ thể hiệu quả.
2.3 Trà hoa cúc chamomile
Trà hoa cúc Chamomile còn được nhiều người biết đến với cái tên trà hoa cúc La Mã hoặc trà hoa cúc Đức. Xu hướng uống trà pha từ hoa cúc Chamomile đang ngày càng trở nên phổ biến ở Việt Nam, bởi loại trà này có vị đắng và hương thơm đậm hơn và có hoạt chất chống viêm cao hơn hoa cúc thông thường.
3. Trà hoa cúc có tác dụng gì với sức khỏe?
3.1 Tác dụng của trà hoa cúc - Thanh nhiệt, giải độc
Cũng giống với nước đậu đen rang, trà hoa cúc có tính thiên hàn nên có công dụng giải nhiệt cơ thể, đặc biệt giúp hạ nhiệt khi cảm sốt, cảm phong nhiệt hay bốc hỏa, bốc nóng không rõ nguyên nhân.
3. 2 Tác dụng của trà hoa cúc - Giúp an thần, trị mất ngủ hiệu quả
Các chất làm dịu thần kinh trong trà hoa cúc giúp giảm căng thẳng, lo lắng, cân bằng lại tinh thần, từ đó làm cho giấc ngủ ngon và sâu hơn.
Tác dụng giúp an thần, ngủ ngon giấc
3.3 Tác dụng của trà hoa cúc - Làm dịu một số chứng đau
Nhờ đặc tính chống co thắt cơ, trà hoa cúc có thể làm dịu cơ, cải thiện các cơn đau như đau nhức đầu, đau bụng kinh hoặc đau dạ dày,...
3.4 Tác dụng của trà hoa cúc - Kiểm soát lượng đường trong máu
Một công dụng của trà hoa cúc đáng chú ý là khả năng giúp điều chỉnh nồng độ Glucose và Insulin trong máu. Tác dụng này đặc biệt hữu ích với những người bị bệnh tiểu đường khi cần duy trì lượng đường trong máu ổn định, đồng thời có thể ngăn ngừa các biến chứng bệnh.
3.5 Tác dụng của trà hoa cúc - Phòng bệnh tim mạch, tăng mỡ máu
Theo một số nghiên cứu, hoạt chất Flavonoids có trong hoa cúc là một chất chống Oxy hóa có tác dụng giảm huyết áp và giảm hình thành Cholesterol, từ đó có thể giảm nguy cơ mắc các các bệnh tim mạch, mỡ máu. Ngoài ra, hoạt chất này cũng hỗ trợ điều trị cơn đau thắt ngực hiệu quả.
3.6 Tác dụng của trà hoa cúc - Giúp ngăn ngừa ung thư
Một hoạt chất khác trong thành phần trà hoa cúc là Apigenin có thể giúp ngăn ngừa sự hình thành và hạn chế sự lan rộng của tế bào ung thư.
Tác dụng chống lão hóa, ngăn ngừa ung thư
3.7 Tác dụng của trà hoa cúc - Hỗ trợ ngăn ngừa lão hóa
Chất chống Oxy hóa Flavones của trà hoa cúc cũng giúp làm giảm và làm chậm sự hình thành các gốc tự do. Nhờ đó, quá trình lão hóa của cơ thể cũng chậm hơn.
3.8 Tác dụng của trà hoa cúc - Chăm sóc da
Cũng nhờ các chất chống Oxy hóa giúp chống lại các gốc tự do, trà pha từ hoa cúc còn có ích trong việc ngăn ngừa vi khuẩn gây mụn trứng cá và làm cho làn da trở nên mịn màng hơn. Hơn nữa, khi uống trà hoa cúc hàng ngày, da của bạn sẽ được nuôi dưỡng và giữ ẩm tốt hơn.
Uống trà hoa cúc thường xuyên giúp làm đẹp da
3.9 Tác dụng của trà hoa cúc - Tăng cường hệ miễn dịch
Với đặc tính kháng khuẩn, công dụng của trà hoa cúc còn là nâng cao hệ thống miễn dịch, giúp làm giảm khả năng mắc một số bệnh thông thường như cảm lạnh và ho.
4. Các cách pha trà hoa cúc để có tác dụng tốt nhất
Dưới đây là cách pha 3 loại trà từ hoa cúc đơn giản nhưng có hương vị thơm ngon, kích thích vị giác.
4.1 Cách pha trà hoa cúc mật ong
Chuẩn bị các nguyên liệu:
10-15 nụ hoa cúc khô
200ml nước đun sôi
20ml mật ong
Cách pha trà:
Bước 1: Cho hoa cúc vào cốc, đổ nước sôi vào tráng khoảng 5-10 giây rồi chắt bỏ nước đầu cho sạch bụi và sạn còn sót lại trong hoa.
Bước 2: Tiếp đó, đổ nước sôi vào lần 2, sau đó đậy nắp và ủ trà khoảng 15 phút.
Bước 3: Sau 15 phút, cho mật ong vào, khuấy nhẹ là có thể thưởng thức.
4.2 Cách pha trà hoa cúc táo đỏ
Chuẩn bị các nguyên liệu:
10-15 nụ hoa cúc sấy lạnh
3 quả táo đỏ
500ml nước sôi
Mật ong hoặc đường
Cách pha trà:
Bước 1: Tráng hoa cúc và táo đỏ qua nước sôi để loại bỏ bụi bẩn
Bước 2: Vớt hoa cúc và táo đỏ rồi cho vào ấm, đổ nước sôi và đậy nắp để khoảng 2 phút.
Bước 3: Sau 2 phút trà đã ngấm, bạn có thể thêm mật ong hoặc đường vào để vị trà dịu nhẹ và dễ uống hơn.
Bước 4: Ủ trà thêm khoảng 5 phút rồi thưởng thức.
4.3 Cách pha trà hoa cúc đường phèn mật ong
Chuẩn bị các nguyên liệu:
5 bông cúc vàng khô
Một viên đường phèn
Một muỗng mật ong
500ml nước sôi
Cách pha trà:
Bước 1: Cho hoa cúc vào ly sứ hoặc thuỷ tinh chịu nhiệt, rồi đổ nước sôi vào và hãm trà trong 10 phút.
Bước 2: Cho đường phèn và mật ong vào, khuấy đều, sau đó thưởng thức.
Trà hoa cúc sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất cũng như đảm bảo độ an toàn khi được pha bằng nguồn nước sạch, không nhiễm tạp chất và mùi lạ. Đặc biệt, một bí quyết để tăng thêm hương vị cho trà là pha trà bằng nước ion kiềm được tạo bởi các dòng máy lọc nước ion kiềm.
Nguồn nước ion kiềm này không chỉ được lọc sạch, tinh khiết mà còn được cấu tạo từ các phân tử nước siêu nhỏ, có khả năng phân tán mạnh, giúp các chất trong hoa cúc nhanh chóng giải phóng và thẩm thấu vào trà, mang lại hương vị thơm ngon hơn cho món trà hoa cúc của bạn.
5. Lưu ý khi uống trà hoa cúc
Không phải ai cũng nắm rõ uống trà hoa cúc đúng cách là như thế nào. Uống trà pha từ hoa cúc không dễ như khi chúng ta uống nước đậu đen. Để uống trà hoa cúc đúng cách, bạn cần lưu ý một số vấn đề như thời điểm uống trà, trạng thái cơ thể hay liều lượng trà nên uống…
5.1 Nên uống trà hoa cúc vào lúc nào?
Trà hoa cúc sẽ phát huy được tốt nhất các công dụng khi bạn uống thường xuyên và vào một số thời điểm thích hợp như:
Uống vào buổi sáng: Mở đầu ngày mới với một tách trà sẽ giúp bạn có một tâm thế thư thái để sẵn sàng cho ngày làm việc hiệu quả và năng suất.
Uống sau bữa ăn: Trà hoa cúc là thức uống lý tưởng để bạn cân bằng lại môi trường trao đổi chất bên trong cơ thể sau khi nạp các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ hay món ăn mặn. Thời điểm hợp lý để uống là sau bữa ăn ít nhất 30 phút.
Uống sau khi vận động, ra mồ hôi: Việc vận động, tập thể dục, thể thao thường khiến bạn mất nước và căng cơ. Lúc này, uống một tách trà hoa cúc sẽ giúp bạn nạp thêm nước cũng như giảm đau nhức cơ hiệu quả.
Uống lúc căng thẳng: Một trong những tác dụng nổi bật của trà hoa cúc là an thần, làm dịu thần kinh. Do đó, bạn có thể dùng thức uống này như một liều thuốc tự nhiên để giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi, ổn định tâm trạng. Tác dụng an thần của trà phát huy tốt nhất khi uống trước lúc ngủ khoảng 30 phút.
5.2 Ai không nên uống trà hoa cúc?
Phụ nữ có thai không nên uống
Phụ nữ đang mang thai được khuyên không nên uống trà hoa cúc. Nguyên nhân là do loại trà này có tính hàn, có thể khiến cơ thể bị lạnh, làm giảm chức năng của hệ miễn dịch và tỳ vị hư yếu. Từ đó gây ra các triệu chứng như trướng bụng, khó chịu, đầy hơi, trướng bụng.
Người có cơ địa thể hàn không nên uống
Với đặc tính hàn, trà hoa cúc chính là thức uống giúp thanh nhiệt lý tưởng vào mùa hè. Tuy nhiên, những người có cơ địa thể hàn, dạ dày lạnh, tỳ vị kém không nên uống vì có thể khiến cơ thể mệt mỏi và dễ bị bệnh.
Người có cơ địa mẫn cảm cần hạn chế uống
Với những người có cơ địa mẫn cảm, khi vô tình ăn những loại thực phẩm không phù hợp sẽ rất dễ bị dị ứng, nổi mẩn đỏ. Do trong hoa cúc chứa phấn hoa, có thể gây dị ứng, nên những người có cơ địa mẫn cảm cần cân nhắc khi sử dụng loại trà này.
Người đang bị cảm lạnh không nên uống
Trà hoa cúc cũng không phải là thức uống nên dùng khi cơ thể yếu do cảm lạnh vì có thể làm giảm chức năng hệ miễn dịch và khiến bệnh tình tệ hơn.
5.3 Một số lưu ý khác
Không dùng để uống thuốc: Vì trong trà hoa cúc có Axit Tannic có thể tạo ra phản ứng hóa học với một số chất có trong thuốc, nên sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình cơ thể hấp thụ thuốc cũng như khiến thuốc bị giảm tác dụng.
Sử dụng kem chống nắng: Uống trà hoa cúc thường xuyên thì bạn cần chú ý sử dụng kem chống nắng khi đi ra ngoài. Vì loại trà này có tác dụng thải độc, làm mờ thâm và sáng da do đó sẽ khiến da dễ bị bắt nắng hơn.
Uống trà hoa cúc thường xuyên cần lưu ý sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài
Uống tối đa 3 tách trà hoa cúc mỗi ngày: Một số người có thói quen uống trà hoa cúc để thay nước lọc hàng ngày. Tuy nhiên, các chuyên gia đưa ra lời khuyên rằng chỉ nên sử dụng tối đa 3 tách trà một ngày là tốt nhất.
6. Các tiêu chí mua trà hoa cúc nên nhớ
Với công dụng mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe người dùng, trà hoa cúc được nhiều người ưa chuộng sử dụng thường xuyên. Bởi vậy, thị trường trà cũng phát triển đa dạng với nhiều loại mặt hàng và thương hiệu khác nhau. Bạn cần chú ý một số tiêu chí quan trọng để chọn mua được những món trà chất lượng tốt và giá thành hợp lý.
6.1 Thành phần không chứa Caffeine
Caffeine là một chất có tác dụng kích thích hệ thần kinh, không tốt cho giấc ngủ và có thể khiến trà bị giảm tác dụng. Do đó, bạn cần lựa chọn trà không chứa thành phần Caffeine để có được những lợi ích tốt nhất cho sức khỏe.
Đặc biệt, bạn có thể ưu tiên lựa chọn các sản phẩm trà hoa cúc kết hợp thảo mộc có tác dụng giúp tinh thần tỉnh táo mà không phải là sản phẩm chứa caffeine.
6.2 Nguồn gốc thảo mộc tự nhiên
Các loại trà hoa cúc trên thị trường được sản xuất từ những nguồn nguyên liệu khác nhau. Nguồn nguyên liệu đầu vào này là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng của trà. Do đó, để đảm bảo có những tách trà ngon và bổ dưỡng nhất, bạn nên chú ý đến nguồn gốc các loại nguyên liệu.
Trong đó, sản phẩm có nguyên liệu gồm các loại thảo mộc được trồng hữu cơ Organic, không sử dụng hóa chất, thuốc trừ sâu và đạt các chứng nhận tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế sẽ là sản phẩm nên chọn mua.
Nên chọn mua trà có nguồn gốc thảo mộc tự nhiên
6.3 Kiểm tra hương vị trước khi mua
Tùy theo sở thích và khẩu vị mà bạn có thể chọn mua các loại trà hoa cúc ưa thích. Một số đặc điểm bạn có thể lựa chọn như trà có mùi hoa cúc nồng đậm hay thơm dịu nhẹ, vị đắng hay ngọt, nguyên vị hay pha trộn các loại thảo mộc khác.
6.4 Kiểm tra quy cách đóng gói
Có nhiều quy cách đóng gói trà phổ biến trên thị trường như hoa cúc sấy khô để pha ấm, dạng viên hay túi lọc tiện sử dụng. Mỗi quy cách đóng gói sẽ phù hợp với nhu cầu sử dụng khác nhau. Với những ai bận rộn, không có nhiều thời gian để pha trà và chờ đợi thì loại trà túi lọc sẽ phù hợp hơn. Còn với những người muốn thưởng thức vị trà đúng cách thì pha trà từ hoa cúc khô cũng là một lựa chọn thú vị.
Ngoài ra, cách bảo quản cũng khác nhau với từng loại trà như đựng trong túi riêng hay chung. Trong đó, dạng trà bảo quản trong túi thiếc riêng thường được sử dụng nhằm giúp giữ hương vị trà, tuy nhiên dạng đóng gói này có thể gây ô nhiễm môi trường vì là loại chất thải thứ phát.
6.5 Lựa chọn thương hiệu uy tín và giá thành phù hợp
Yếu tố quan trọng hàng đầu khi chọn mua trà hoa cúc hay bất cứ loại mặt hàng nào là sản phẩm phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Do đó, lựa chọn một nhãn hiệu uy tín với những tiêu chí về chất lượng, quy trình sản xuất sạch sẽ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ giúp bạn yên tâm hơn khi sử dụng sản phẩm.
Như vậy, bài viết đã cung cấp đến bạn những thông tin cơ bản về trà hoa cúc và công dụng của thức uống này. Việc thưởng trà không chỉ là một thú vui tao nhã cho người ít bận rộn mà còn là một liều thuốc tự nhiên hữu ích cho sức khỏe, tinh thần và làm đẹp. Để cập nhật những kiến thức bổ ích khác về sức khỏe, bạn hãy thường xuyên truy cập vào website: kangen.vn để tìm hiểu thêm. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
Viết bình luận
Bình luận