Trẻ em rất dễ bị mất nước, đặc biệt là vào các thời điểm như mùa hè nóng nực, sau khi nôn mửa hoặc tiêu chảy. Lúc này, bố mẹ cần phải bổ sung nước cho các bé. Nếu không, sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể, trẻ mệt mỏi và ủ rũ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra những dấu hiệu cho thấy trẻ bị mất nước và cách xử lý.
Nguyên nhân khiến trẻ bị mất nước
Nguyên nhân khiến trẻ bị mất nước là gì?
Trẻ em thường bị mất nước bởi các nguyên nhân sau:
- Tiêu chảy: Hệ tiêu hóa của trẻ em chưa được ổn định như người lớn nên rất dễ bị tiêu chảy. Mà tiêu chảy lại chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mất nước.
- Nôn mửa: Việc nôn mửa là nguyên nhân làm mất đi nguồn dự trữ chất lỏng của cơ thể. Nếu trẻ nôn nhiều trong ngày thì chắc chắn sẽ bị mất nước.
- Sốt cao: Sốt cao khiến nhiệt độ cơ thể của trẻ tăng lên và rất dễ gây ra mất nước, đặc biệt là khi toát mồ hôi.
- Đổ mồ hôi nhiều: Trẻ em thường rất hiếu động. Vào mùa hè, nếu trẻ hoạt động quá nhiều thì sẽ lượng mồ hôi cũng sẽ đổ ra nhiều. Điều này dẫn đến tình trạng mất nước đối với trẻ.
Dấu hiệu cho thấy trẻ bị mất nước
Dấu hiệu cho thấy trẻ bị mất nước
Trẻ em bị mất nước sẽ không thể nói cho bạn. Tuy nhiên, bạn có thể căn cứ vào các dấu hiệu cho thấy trẻ bị mất nước để có phương pháp bổ sung nước cho con. Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy trẻ em bị mất nước.
- Khô miệng: Một trong nhưng dấu hiệu dễ nhận thấy nhất khi trẻ bị mất nước chính là miệng của trẻ bị khô. Các bạn sẽ thấy môi của trẻ khô lại và miệng ít tiết nước bọt hơn.
- Trẻ không đi tiểu trong suốt 3 tiếng trở lên: Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh đi tiểu rất nhiều lần trong ngày và khoảng cách giữa các lần đi tiểu cũng rất ngắn. Do đó, nếu bạn thấy bé không đi tiểu trong suốt 3 tiếng thì đấy chính là dấu hiệu cho thấy trẻ bị mất nước.
- Trẻ khóc có ít nước mắt hơn. Khi bị mất nước thì lượng nước trong cơ thể sẽ giảm. Do đó, nếu trẻ khóc thì lượng nước mắt cũng được tiết ra ít hơn.
- Đôi mắt trũng xuống: Việc mất nước khiến cho da của bé không được căng mọng như bình thường, đặc biệt là vùng da quanh mắt. Khi mất nước, vùng da quanh mắt sẽ trũng xuống.
- Da khô và nứt nẻ hơn bình thường: Nước là một yếu tố không thể thiếu đối với làn da. Nếu bị mất nước, da sẽ trở nên khô hơn. Vào mùa đông thì việc mất nước khiến da nứt nẻ nhiều hơn.
- Độ tập trung kém: Khi trẻ bị mất nước, cơ thể sẽ mệt mỏi và trẻ không muốn tập trung vào bất cứ việc gì nữa.
- Đi tiểu khó khăn, có thể bị táo bón: Nếu thấy con đi tiểu khó khăn hoặc bị táo bón thì một trong những nguyên nhân lớn nhất chính là do mất nước. Hãy bổ sung nước cho trẻ.
Làm gì khi trẻ bị mất nước?
Khi thấy những dấu hiệu cho thấy trẻ bị mất nước thì bố mẹ nên làm gì? Khi trẻ bị mất nước thì việc cần làm chính là nhanh chóng bổ sung nước cho trẻ.
Uống bù nước
Cho trẻ uống bù lượng nước đã mất
Để nhanh chóng bù lượng nước đã mất, bố mẹ có thể cho con uống oresol. Quá trình bù nước này kéo dài hơn 4 giờ. Lượng oresol cần thiết tùy thuộc vào trọng lượng của trẻ, các bé lớn thì cần uốn nhiều hơn. Bạn hãy đọc hướng dẫn sử dụng hoặc hỏi bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể. Sau 4 tiếng thì đánh giá lại tình trạng mất nước của trẻ.
Truyền nước
Đối với các bé bị ốm, mất nước nghiêm trọng thì cần phải truyền nước. Việc này phải được thực hiện bởi bác sĩ. Bố mẹ hãy trông nom trẻ trong quá trình truyền nước.
Thuốc kháng sinh, kháng virus, hạ sốt
Những loại thuốc này không thể cung cấp nước cho cơ thể trẻ nhưng có thể chữa khỏi nhiễm trùng hoặc giúp trẻ hạ sốt. Khi trẻ bị ốm sốt hoặc bị nôn mửa thì sẽ bị mất nước. Những loại thuốc này sẽ giúp chữa khỏi cho trẻ và chặn đứng tình trạng mất nước. Tuy nhiên, muốn sử dụng thuốc thì phải được sự đồng ý của bác sĩ. Bố mẹ không nên tự ý cho con uống thuốc.
Ăn thức ăn lỏng
Cho trẻ ăn thức ăn lỏng để bù nước
Khi có các dấu hiệu cho thấy trẻ bị mất nước thì các bạn hãy cho trẻ uống sinh tố, nước ép trái cây, vừa để bổ sung dinh dưỡng, vừa để bù lại lượng nước đã mất. Hãy chọn những trái cây chứa nhiều nước như dưa hấu, chuối,... Nếu muốn cho trẻ ăn thi hãy chọn thức ăn mềm và loãng như cháo loãng hoặc sữa chua.
Trẻ em rất dễ bị mất nước vào thời tiết nóng nực hoặc lúc bị ốm. Tuy nhiên, trẻ không biết nói với bố mẹ về tình trạng của mình. Do đó, bố mẹ hãy tham khảo bài viết để nắm được các dấu hiệu nhận biết trẻ bị mất nước cũng như cách xử lý khi trẻ bị mất nước. Bên cạnh đó, bố mẹ hãy cho trẻ ăn uống hợp lý, uống đủ nước để phòng tránh tình trạng này.
Viết bình luận
Bình luận