Độ pH là gì? Độ pH có ý nghĩa thế nào đối với đời sống?

Độ pH là gì? Độ pH có ý nghĩa thế nào đối với đời sống?

Mỗi một môi trường khác nhau sẽ sở hữu độ pH  khác nhau. Chẳng hạn như độ pH của nước sẽ quyết định nước mang tính axit hay tính kiềm, hoặc độ pH trong cơ thể sẽ nói lên một  người đang có sức khỏe tốt hay không. Vậy độ pH là gì? Độ pH có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống?

Độ pH là gì?

Độ pH là gì?

pH (pondus hydrogenii) là chỉ số để đo mức độ hoạt động của ion H+ trong một loại dung dịch nhờ tác động của một hằng số điện ly. pH sẽ quyết định đặc tính của một loại dung dịch, cụ thể:

pH là gì? Độ pH có vai trò gì với đời sống?

  • Nếu một loại dung dịch có lượng ion H+ cao, các ion hoạt động mạnh thì dung dịch đó sẽ có tính axit. 
  • Ngược lại, nếu lượng ion H+ của dung dịch ít thì dung dịch sẽ mang tính kiềm (bazơ).
  • Nếu lượng ion H+ (Hydro)  và ion OH- (Hydroxit) của một dung dịch cân bằng nhau thì dung dịch đó được xem là trung tính.

Độ pH được sử dụng để làm gì?

Độ pH chính là chỉ số nhằm xác định một dung dịch có đặc tính axit hay bazơ. Mỗi một loại dung dịch ở dạng lỏng sẽ có độ pH khác nhau, và pH cũng là chỉ số để xác định một loại chất lỏng có lợi hay có hại. 

  • Độ pH của nước là chính xác nhất và có giá trị pH = 7.0.
  • Các loại dung dịch mà có độ pH thấp hơn 7.0 thì sẽ có tính axit. Khi độ pH = 0 thì dung dịch đó sẽ mang tính axit mạnh nhất.
  • Các loại dung dịch có độ pH > 7.0 thì sẽ mang tính kiềm (bazơ).

Độ pH của một số dung dịch phổ biến

Bất kỳ một loại chất nào tồn tại trên Trái Đất này đều mang một mức độ pH nhất định. Dưới đây là độ pH của một số loại dung dịch phổ biến:

Độ pH của nước

Nước chính là một loại dung dịch phổ biến nhất khi chiếm tới 3/4 diện tích bề mặt Trái Đất, đối với cơ thể con người nước cũng chiếm tới 70% trọng lượng cơ thể. Tuy nhiên, nước cũng có nhiều loại khác nhau, chẳng hạn như nước phèn, nước mặn hay nước ngọt. Vị của một loại nước như thế nào sẽ được quyết định bởi độ pH, và như đã đề cập mỗi loại nước khác nhau sẽ sở hữu một độ pH khác nhau:

Độ pH là gì? Độ pH của nước là bao nhiêu? Đo độ pH như thế nào

  • Độ pH của nước tinh khiết sẽ = 7.0 (Lưu ý, độ pH này áp dụng cho nguồn nước sạch, đã qua xử lý bằng các phương pháp lọc).
  • Độ pH của nguồn nước dùng cho sinh hoạt sẽ dao động trong khoảng từ 6.0 ~ 8.5 dựa theo quy định của bộ Y tế.
  • Độ pH thích hợp của những nguồn nước dùng cho ăn, uống sẽ nằm trong khoảng 6.5 ~ 8.5

Độ pH của đất

Đất mang tính kiềm sẽ có độ pH > 7.0. Loại đất này thường phổ biến ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ, chứa rất ít hàm lượng dinh dưỡng nên không phù hợp cho việc trồng cấy các loại cây nông nghiệp, chỉ phù hợp trồng cây công nghiệp. 

Đất mang tính axit (đất chua) có độ pH <7.0. Hầu hết các loại cây trồng sẽ phù hợp với đất có độ pH từ 4 ~ 7. Trường hợp mà đất có độ pH < 4 thì đất đó lại là đất phèn (không thích hợp để trồng cấy). 

Độ pH của máu

Độ pH của máu sẽ dao động trong khoảng từ 0 ~ 14. 

Độ pH của nước tiểu

Nước tiểu của con người có độ pH dao động trong khoảng 4.8 ~ 8.5. Độ pH trung bình của nước tiểu sẽ là ~ 5.0. Nếu pH của nước tiểu bằng 4.0 thì nước tiểu sẽ có tính axit mạnh, ngược lại nếu pH của nước tiểu bằng 9.0 thì nó sẽ có tính kiềm. 

Độ pH của nước tiểu có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp đánh giá sức khỏe của con người, đồng thời phát hiện sớm các bệnh mãn tính như tiểu đường, sỏi thận, suy thận, viêm dạ dày do virus HP gây ra. 

Độ pH của sữa rửa mặt

Sữa rửa mặt là một loại dung dịch cực kỳ quen thuộc với chị em phụ nữ. Tuy nhiên, rất ít chị em hiểu được tầm quan trọng của độ pH với hiệu quả và tính chất của các loại sữa rửa mặt. 

Sử dụng sữa rửa mặt có độ pH phù hợp để cải thiện làn da Sử dụng sữa rửa mặt có độ pH phù hợp để cải thiện làn da

Theo các chuyên gia, các loại sữa rửa mặt đều cho chứa Lưu huỳnh (S), mà Lưu huỳnh chủ yếu tồn tại ở dạng hợp chất, phổ biến nhất là hợp chất Axit. 

Điều này có nghĩa là một loại sữa rửa mặt tốt phải có độ pH thấp hơn 7.0. Độ pH lý tưởng nhất cho các loại sữa rửa mặt là trong khoảng 6 ~ 6.5. 

Độ pH của một số loại nước dùng để uống 

Độ pH của nước máy

Nước máy là nguồn nước có nguồn gốc từ những nguồn khác nhau, chẳng hạn như nước mưa, nước ngầm, nước mặt (sông, hồ, ao,...). Nước máy là nguồn nước đã trải qua quá trình lọc sạch và được xử lý bằng hóa học (sử dụng Clo) nhằm diệt sạch các loại vi khuẩn, mầm bệnh. Tùy vào khu vực khác nhau mà nước sẽ có những thành phần khác nhau. Độ pH của nước máy sẽ vào khoảng ~ 7.5.

Độ pH của nước đóng chai

Nước đóng chai và nước máy có những sự khác biệt vô cùng rõ ràng. Các loại nước đóng chai nếu muốn bán trên thị trường đều phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn sức khỏe được nhà nước quy định. Nước đóng chai thường có độ pH dao động trong khoảng từ 6.5 ~ 7.5.

Độ pH của một số loại nước uống phổ biến

Độ pH của nước ion kiềm

Nước ion kiềm là nguồn nước được tạo ra bởi quá trình điện phân của các loại máy lọc nước điện giải. Trong quá trình điện phân, nguồn nước sạch sẽ được phân tách và tái cấu trúc phân tử nước từ đó sẽ tạo ra những nguồn nước điện giải có độ pH khác nhau. Nước ion kiềm dùng để uống trực tiếp sẽ có độ pH dao động trong khoảng 8.5 ~ 9.5

Độ pH của nước RO

Nước RO là nước tạo bởi máy lọc nước sử dụng công nghệ thẩm thấu ngược RO. Nguồn nước tạo ra bởi quá trình thẩm thấu ngược sẽ gần như tinh khiết hoàn toàn, và độ pH của nước sẽ nằm trong khoảng từ 5 ~ 7. 

Tính độ pH dựa vào đâu?

Để xác định độ pH của một dung dịch, độ pH của đất, độ pH của nước,... người ta sẽ sử dụng những cách đo độ pH khác nhau.

Sử dụng quỳ tím

Sử dụng quỳ tím để đo độ pH là một phương pháp đơn giản, tốn rất ít chi phí, và dễ dàng xác định được độ pH mà không cần quá nhiều kiến thức chuyên môn. 

Sử dụng quỳ tím để đo độ pH của dung dịch Sử dụng quỳ tím để đo độ pH của dung dịch

Khi sử dụng quỳ tím để xác định độ pH của một dung dịch:

  • Nếu quỳ tím chuyển sang màu đỏ, thì dung dịch sẽ có độ pH < 7 và mang tính axit.
  • Nếu quỳ tím chuyển sang màu xanh, thì dung dịch sẽ có độ pH > 7 và mang tính kiềm (bazơ)
  • Nếu giấy quỳ không đổi màu, thì dung dịch đó sẽ có tính trung tính. 

Nhược điểm duy nhất của phương pháp dùng quỳ tím đó là chỉ có thể xác định dung dịch đó mang tính axit hay kiềm, chứ không đo được chính xác độ pH cụ thể của dung dịch. 

Sử dụng máy đo pH

Dùng máy đo pH để xác định nồng độ pH cũng là một phương pháp phổ biến. Máy đo pH có thể đo một cách chuẩn xác độ pH của tất cả các loại nước, chất lỏng, dung dịch, đồ uống,... Đặc biệt dùng máy đo pH sẽ cho kết quả vô cùng chính xác, tới 2 con số thập phân.

Nhược điểm duy nhất của phương pháp này đó là chi phí cao bởi giá thành của một chiếc máy đo pH hiện nay không hề rẻ.

Sử dụng bút đo pH

Bút đo pH là một loại thiết bị rất nhỏ, gọn và có thể đem đi bất kỳ nơi nào, ngoài ra bút đo pH cũng cho kết quả nồng độ pH tương đối nhanh và chính xác. 

Bút đo pH sẽ có hai loại: 

Bút đo pH của nước: Là loại bút chuyên được dùng để xác định nồng độ pH của dung dịch, chất lỏng. Cách thực hiện rất đơn giản, chỉ cần nhúng đầu dò của bút vào trong dung dịch và đợi hiển thị kết quả.

Sử dụng bút đo độ pH để đo độ pH của dung dịch

Bút đo pH của đất: Đây là loại bút được sử dụng để đo độ pH của đất, các loại đất khác nhau, từ đó tìm ra loại đất phù hợp cho từng loại cây trồng. 

Nhược điểm của phương pháp này là kết quả không chính xác tuyệt đối như việc sử dụng máy đo pH. 

Tầm quan trọng của độ pH đối với đời sống

Đã bao giờ bạn tự hỏi mình nguồn nước mà cả gia đình đang sử dụng để uống có độ pH phù hợp không, mỹ phẩm mình đang dùng có độ pH cao hay thấp, thực phẩm mình nạp vào cơ thể liệu có độ pH thích hợp để có cơ thể khỏe mạnh hay chưa. 

Chắc hẳn, từ một loạt những câu hỏi nêu trên, chúng ta đều có thể nhận thức được tầm quan trọng của độ pH đối với đời sống của cong người. Nói một cách khác, độ pH là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và đời sống của mỗi cá nhân. 

Tầm quan trọng của độ pH đối với sức khỏe con người

- Làn da và mái tóc của chúng ta có độ pH ổn định ở mức ~ 5.5. Vì thế, để có được làn da khỏe mạnh, và một mái tóc chắc khỏe thì chúng ta cần lựa chọn những loại mỹ phẩm chăm sóc da và tóc có độ pH < 7. 

- Thực phẩm tươi sống như cá, thịt, ... có độ pH lý tưởng ở ngưỡng 5.5 ~ 6.2. Nếu bất kể một loại thực phẩm nào mà có độ pH < 5.3 thì chắc chắn chúng đã bị hỏng, ôi thiu. 

- Nguồn nước dùng để uống mà có độ pH quá thấp thì sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa, gây ra tình trạng đau dạ dày, ăn mòn men răng đồng thời làm tăng ion kim loại từ các vật chứa nước. Đặc biệt, nếu nguồn nước có chứa quá nhiều tạp chất, kim loại nặng mà có độ pH > 8.5 khi dùng Clo để khử trùng sẽ tạo thành hợp chất trihalomethane - hợp chất gây ung thư.

- Việc thường xuyên sử dụng nước có độ pH quá cao để uống thì sẽ rất dễ gây ra các bệnh như sỏi thận, sỏi mật,..

- Độ pH của máu cũng là thước đo cực kỳ quan trọng để xác định một cơ thể có thực sự khỏe mạnh hay không.

- Độ pH cũng là yếu tố xác định hoặc gây ra sự ăn mòn đường ống dẫn nước, thiết bị lọc, chứa nước. 

Độ pH trong cơ thể con người

Cơ thể người có độ pH là bao nhiêu?

Bất kỳ một môi trường nào cũng sẽ có nồng độ pH riêng, cơ thể con người cũng đúng như vậy. 

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng cơ thể con người kể từ khi lọt lòng đã mang sẵn tính kiềm với độ pH nằm trong khoảng 7.3 ~ 7.4. Đây là nồng độ pH lý tưởng giúp cho các cơ quan, các tế bào có thể hoạt động bình thường, khỏe mạnh. 

Ngày nay, do tác động của nhiều yếu tố như môi trường, chế độ ăn uống không lành mạnh, thực phẩm bẩn,... cơ thể chúng ta không còn duy trì được tính kiềm tự nhiên, mà bắt đầu chuyển sang tính axit. 

Chính việc dư thừa quá nhiều hàm lượng axit trong cơ thể là nguyên nhân hình thành các gốc tự do - căn nguyên của một loạt các bệnh mãn tính như ung thư, dạ dày, tiểu đường, đường ruột,..

Vai trò của độ pH đối với cơ thể

Mỗi cơ quan trong cơ thể chúng ta sẽ có độ pH khác nhau, và độ pH đóng vai trò cực kỳ quan trọng, quyết định trực tiếp đến sức khỏe con người. 

Độ pH của cơ thể là yếu tố quyết định hoạt động của các tế bào. Chẳng hạn như máu của chúng ta bắt buộc phải mang tính kiềm. Các hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, não bộ,... chỉ có thể làm việc hiệu quả nếu đạt độ pH phù hợp. 

Nếu như độ pH trong cơ thể mang quá nhiều tính axit, chúng ta sẽ dễ mắc rất nhiều bệnh lý nguy hiểm, chẳng hạn như tim mạch, lão hóa, ung thư,...

Độ pH có ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành tế bào ung thư trong cơ thể

Theo nhà khoa học người Đức - Otto Warburg - người từng dành giải Nobel năm 1931 nhờ phát hiện ra các căn bệnh ung thư, cho biết: “Không một loại bệnh tật nào, kể cả ung thư có thể tồn tại ở trong một môi trường mang tính kiềm. Các tế bào ung thư sẽ mang tính axit, ngược lại các tế bào khỏe mạnh sẽ mang tính kiềm”

Vậy làm thế nào để duy trì độ pH ổn định cho cơ thể, làm thế nào để cơ thể luôn giữ được tính kiềm tự nhiên? Chúng ta hãy cùng tiếp tục theo dõi nội dung tiếp theo nhé!

Cách cân bằng độ pH của cơ thể

Dưới đây là một loạt những phương pháp được các chuyên gia Y tế hàng đầu trên thế giới khuyến cáo nhằm đưa cơ thể về trạng thái kiềm tính tự nhiên như lúc sơ sinh, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nào.

Ăn nhiều các loại rau, củ, quả có màu xanh

Sở dĩ các chuyên gia Y tế khuyến cáo người dân nên thường xuyên sử dụng các loại rau, củ, quả bởi những loại thực phẩm này rất giàu tính kiềm. Sử dụng đều đặn các loại rau xanh trong các bữa ăn không chỉ bổ sung các loại vitamin cho cơ thể, mà tính kiềm trong rau xanh sẽ giúp trung hòa lượng axit dư thừa trong cơ thể. Một số loại rau, quả cực giàu tính kiềm mà chúng ta rất dễ tìm kiếm gồm:

Các loại rau xanh rất giàu tính kiếm tự nhiên giúp cân bằng độ pH cho cơ thể

: quả Bơ là một loại quả được nhiều người yêu thích bởi độ ngon và tốt cho sức khỏe. Bơ có tình kiềm rất mạnh, có công dụng tuyệt vời trong việc trung hòa axit trong dạ dày. Ngoài ra, bơ cũng có tác dụng chống lại quá trình lão hóa của cơ thể, và giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tật.

Cải bó xôi (Rau chân vịt): Trong cải bó xôi có chứa lượng kiềm tự nhiên dồi dào, có công dụng tuyệt vời trong việc cân bằng tính kiềm của cơ thể. 

Cần tây: Cần tây là một loại rau không chỉ ngon, mà tính kiềm trong cần tây cũng không hề thua kém các loại rau, quả trên. Được biết, trong cần tây có chứa PhtalicCoumarin giúp giảm lượng Cholesterol trong cơ thể, thúc đẩy quá trình chống Oxy hóa, giảm thiểu sự hình thành gốc tự do,...

Ớt chuông: Ớt chuông là loại quả rất giàu kiềm tính, vì thế sử dụng ớt chuông thường xuyên sẽ giúp cải thiện hệ miễn dịch, cân bằng tính kiềm của cơ thể, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, ung thư, tiểu đường,...

Sử dụng nước ion kiềm

Nước ion kiềm đã trở thành xu hướng mới của trào lưu nước tốt cho sức khỏe. Việc bổ sung nước thôi là chưa đủ, với những cơ thể mà hàm lượng axit quá cao thì việc sử dụng nước giàu tính kiềm để trung hòa tính axit là cực kỳ cần thiết. 

Nước ion kiềm được người dân Nhật Bản sử dụng rất rộng rãi và phổ biến. Thậm chí, loại nước này còn được Bộ Y tế Nhật Bản công nhận lợi ích và khuyến khích người dân Nhật Bản sử dụng thường xuyên trong công văn Dược phẩm 763

Nước điện giải ion kiềm tốt cho sức Khoẻ

Được biết, nước ion kiềm với độ pH trong khoảng 8.5 ~ 9.5 tạo bởi máy lọc nước điện giải có công dụng ổn định độ pH của cơ thể, chống lại quá trình lão hóa, cải thiện sức khỏe, ngăn ngừa  và hỗ trợ điều trị một loạt các bệnh mãn tính.

Với xu hướng sử dụng nước ion kiềm một cách phổ biến như hiện nay, thì việc sử dụng máy lọc nước ion kiềm là vô cùng cần thiết. Cụ thể hơn, mời các bạn tham khảo ngay một số loại máy lọc nước điện giải ion kiềm tốt nhất tại đây

Hạn chế tiêu thụ tinh bột, thịt, đường

Mỗi người chỉ nên tiêu thụ không quá 50 gram Protein mỗi ngày để độ pH của cơ thể được duy trì ổn định. Nếu tiêu thụ quá nhiều đạm, đường và tinh bột sẽ khiến lượng axit của cơ thể gia tăng quá cao, từ đó sản sinh ra những bệnh lý không tốt cho con người. 

Suy nghĩ tích cực và lạc quan

Suy nghĩ tích cực giúp cải thiện độ pH của cơ thể, cân bằng kiềm tính tự nhiên

Khi chúng ta rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, stress, cơ thể cũng sẽ sản sinh ra axit. Vì thế, để duy trì tính kiềm tự nhiên giúp cơ thể khỏe mạnh, mỗi chúng ta không chỉ cần đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh, sử dụng nguồn nước sạch, mà còn cần phải suy nghĩ lạc quan, cố gắng duy trì trạng thái vui vẻ, yêu đời. 

Tích cực luyện tập thể dục thể thao

Tập luyện thể dục thể thao hoặc tăng cường hoạt động thể chất cũng là cách lý tưởng để giảm thiểu lượng axit trong cơ thể, và cân bằng kiềm tính. Chỉ với 30 phút tập thể dục mỗi ngày, bạn sẽ cảm nhận được rõ rệt sự thay đổi tích cực của cơ thể  đấy!

Như vậy độ pH có rất nhiều ý nghĩa quan trọng và vai trò không thể phủ nhận đối với đời sống. Độ pH nhìn tưởng chừng đơn giản, nhưng lại là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, đến môi trường đất, và tài nguyên nước. Đừng quên chia sẻ những thông tin hữu ích về độ pH cho bạn bè và người thân để mọi người cùng tìm hiểu nhé. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm các thông tin hữu ích khác, vui lòng truy cập vào website: https://kangen.vn/ hoặc liên hệ tới số hotline: 056 919 8888 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

← Bài trước Bài sau →
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên

Bình luận