Phèn chua là gì? Cách làm sạch nguồn nước bằng phèn chua
- Người viết: Hương Lam lúc
- Tin tức
- - 0 Bình luận
Các tinh thể phèn chua thường có màu trắng, trong suốt hoặc trắng đục. Trong y học cổ truyền, phèn chua được sử dụng điều trị một số căn bệnh như nấm, viêm nhiễm âm đạo, cầm máu,.. Ngoài ra đây còn là loại hóa chất rẻ tiền để làm sạch nguồn nước. Vậy bạn có biết chính xác phèn chua là gì?
Phèn chua là gì?
Phèn chua là gì?
Phèn chua có thể được coi như một dạng muối tinh với kích thước không đồng đều. Những tinh thể sẽ có màu trắng, trắng đục hoặc ở dạng trong suốt. Trong thuật ngữ khoa học, phèn chua còn được biết với tên gọi là muối sunfat hoặc Kali alum.
Phèn chua có thể được coi như một dạng muối tinh với kích thước không đồng đều
KAl(SO4)2 là công thức hóa học của phèn chua. Theo đó đây là hợp chất liên kết từ 2 gốc sunfat SO4, nguyên tử kali và nhôm. Kali alum sẽ nóng chảy ở nhiệt độ 92 đến 95 độ C. Nhiệt độ sôi của phèn chua cũng tương đối cao khi lên tới 200 độ C.
Tại sao nói phèn chua có tác dụng làm sạch nước?
Phèn chua có tác dụng làm lắng đọng các chất lơ lửng trên mặt nước giúp cho nước trong hơn
Trong những vùng bị lũ lụt, nguồn nước ô nhiễm, sử dụng phèn chua là cách nhanh nhất để làm sạch nước. Bởi trong phần thành của phèn chua có chứa Al2(SO4)3. Theo đó khi cho phèn chua tác dụng với nước sẽ tạo phản ứng thuận nghịch với phương trình tham khảo:
Al3+ + 3H2O → Al(OH)3 + 3H+
Trong đó nhôm hidroxit sinh ra là một chất ở dạng kết tủa. Sau đó chất kết tủa này sẽ hấp thụ những tạp chất lơ lửng khác trong nước. Chủ yếu là bùn đất, rác thải. Những tạp chất sau bị hút lại dần chìm xuống đáy. Người ta sẽ lấy phần nước sạch trên mặt để phục vụ nhu cầu sinh hoạt thiết yếu như tắm giặt, nấu nướng.
Xử lý nước bằng phèn chua dễ thực hiện, không yêu hóa chất đắt tiền. Vậy nên, đây phương pháp làm sạch nước tối ưu dành cho những người dân đang sống trong vùng lũ thiếu nguồn nước sạch sinh hoạt.
Hướng dẫn cách xử lý nước sinh hoạt bằng phèn chua
Ông cha ta từ ngàn đời nay đã biết sử dụng phèn chua để làm sạch nguồn nước phèn đục, nước từ ao hồ,.. Ngày nay phương pháp này vẫn được người dân tại nhiều miền quê áp dụng.
Sử dụng phèn để khử gỉ sét
Nguồn nước chứa nhiều kim loại nặng là nguyên nhân khiến đồ dùng trong gia đình bị bám cặn. Những cặn bẩn này sẽ gây ra tình trạng gỉ sét, hư hỏng đồng dùng và hệ thống điện nước trong nhà. Nhưng bạn đừng vội vứt những đồ dùng bị gỉ sét đi ngay mà hãy áp dụng phương pháp dưới đây.
Phèn chua chưa có tác dụng loại bỏ gỉ sét trên đồ vật tiếp xúc với nước thường xuyên
Bạn hòa tan 50 gam phèn chua với nước bằng cách đun sôi lượng phèn này với 1 lít nước. Sau đó nước sôi, bạn hãy tắt bếp và chờ cho nước nguội. Tiếp theo dùng một chiếc khăn nhúng vào dung dịch nước phèn. Bạn dùng chiếc khăn này lau những dụng cụ, đồ dùng bị gỉ sét. Chỉ sau vài lần lâu, những vết gỉ sét sẽ biến mất. Lưu ý trước sử dụng đồ dùng hay dụng bằng phèn chua, bạn cần rửa sạch lại với nước nhé.
Xử lý nước vùng lũ
Bộ Y Tế khuyến cáo người dân nên dùng nước giếng khoan, nước giếng đào thay cho nguồn nước bị ô nhiễm do bão lũ. Khi không có nguồn nước ngầm thì nên lấy nước ở ao, hồ, sông, suối nhưng phải thật xa nguồn ô nhiễm. Đồng thời cần dùng đến phèn chua để xử lý bùn đất, cặn bẩn sau đó mới dùng nước cho mục đích sinh hoạt.
Xử lý nước ở vùng lũ bằng phèn chua
Để làm sạch nguồn nước, bạn cần chuẩn bị một chút phèn chua hoặc dùng vải để lọc tạp chất. Trong đó cứ khoảng 20 lít nước, bạn sẽ cần dùng đến 1 gam phèn chua. Lưu ý, bạn không nên hòa trực tiếp 1 gam phèn chua ngay vào 20 lít nước. Mà thay vào đó, bạn hãy hòa lượng phèn chua vừa chuẩn bị vào 1 gáo nước.
Tiếp theo mới hòa gáo nước nào vào phần nước muốn lọc sạch. Sau đó hãy khuấy đều và chờ trong vòng nửa tiếng. Khi thấy cặn bẩn đã lắng xuống đáy, bạn có thể lấy phần nước trên mặt để sử dụng.
Phân biệt nước nhiễm phèn và phèn chua
Phèn chua là một nhánh của hợp chất tạo thành từ gốc sunfat SO4 với anion kim loại hóa trị I và ion kim loại hóa trị III. Nước nước nhiễm phèn ở đây không phải là dạng phèn chua mà chúng ta đang tìm hiểu. Mà là phèn sắt, nước nhiễm phèn sắt thường có vị chua, mùi tanh. Sử dụng nước chứa phèn sắt sẽ làm hư hỏng dụng điện nước, làm cho quần áo bị ố vàng, khiến cơ thể bị nhiễm kim loại nặng,..
Nguồn nước bị nhiễm phèn thường có mua vàng, mùi tanh dễ làm gỉ sét đồ dùng trong nhà
Để xử nguồn nước bị nhiễm phèn sắt người ta có thể dùng đến hệ thống lọc thô với tầng lọc gồm cát min, than hoạt tính, cát hạt lớn, sỏi nhỏ và sỏi lớn. Ngoài ra người ta còn sử dụng vôi hoặc tro bếp để khử phèn sắt trong nước.
Tuy nhiên những biện pháp trên chưa thể loại bỏ hoàn toàn phèn ra khỏi nguồn nước. Muốn loại bỏ một cách tối đa phèn sắt, bạn cần sử dụng các thiết bị lọc nước tiên tiến. Ví dụ như máy lọc nước ion kiềm, máy lọc nước nano,.. Đây đều là những loại máy lọc nước có khả năng loại bỏ phèn chua ra khỏi nước khá tốt.
Tóm lại nước nhiễm phèn ở đây không phải là loại phèn chua KAl(SO4)2 mà thường là phèn sắt. Còn phèn chua không xếp vào hợp chất gây hại. Mà ngược lại đây còn là loại hóa chất tự nhiên giúp làm sạch sơ bộ tại vùng lũ lụt. Ngoài ra phèn chua còn được ứng dụng trong y học, sản xuất giấy, dệt vải,...
Sau bài tổng hợp này, mong rằng bạn đã hiểu rõ khái niệm về phèn chua là gì. Bên cạnh đó là cách xử lý nước sinh hoạt bằng phèn chua một cách nhà và hiệu quả nhất. Nếu đang phải sinh sống trong vùng lũ lụt, Thiếu nguồn nước sinh hoạt, bạn hãy thử áp dụng cách xử lý nước còn phèn chua mà bài viết vừa hướng dẫn nhé!
Viết bình luận
Bình luận