Cây ngải cứu - Vị thuốc quý với nhiều công dụng chữa bệnh
- Người viết: Nguyễn Nam Hải lúc
- Tin tức
- - 0 Bình luận
Cây ngải cứu vừa là cây rau để nấu nhiều món ngon, vừa là vị thuốc quen thuộc được ứng dụng trong y học. Tuy nhiên, cây ngải cứu có tác dụng gì, cây ngải cứu trị bệnh gì hay có nên ăn nhiều ngải cứu không? Hãy cùng chúng tôi khám phá công dụng cũng như cách sử dụng ngải cứu để chữa bệnh trong bài viết này.
Tổng quan về cây ngải cứu
Cây ngải cứu là cây gì?
Cây ngải cứu là loại rau ăn được. Đây là cây thân thảo có tên khoa học là Artemisia vulgaris, thuộc họ Cúc.
Trong dân gian, loại thảo dược này còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau. Ngải cứu được phơi khô, gọi là ngải diệp. Khi đem nghiền thành bột và rây lấy phần lông tơ trắng tơi, thì tên gọi là ngải nhung. Ngoài ra, vì có tác dụng chữa bệnh nên cây ngải cứu còn gọi là cây thuốc cứu.
Cây ngải cứu là cây gì?
Cây ngải cứu dại mọc hoang ở nhiều nơi trong cả nước. Ngoài ra, loại cây này cũng được nhiều người trồng tại nhà để làm rau ăn hoặc làm thuốc. Đây cũng là loại cây quen thuộc trong các vườn thuốc Đông y.
Cách nhận biết cây ngải cứu
Ngải cứu là cây thân thảo sống lâu năm, ưa ẩm và chịu bóng, có thể cao khoảng 40cm đến 1m. Cả cây có mùi thơm hơi hắc.
Thân cây mọc xum xuê, có rãnh dọc và lông nhỏ. Các lá mọc so le không cuống, chẻ lông chim. Hai mặt lá có màu khác nhau. Mặt trên lá có màu xanh lục sẫm, nhẵn và có ít lông, còn mặt dưới màu trắng, phủ đầy lông nhỏ.
Phần cụm hoa cây ngải cứu thường mọc ở ngọn thân và đầu cành với dạng chùm kép, có màu vàng lục nhạt. Quả có hình thuôn nhỏ và không có túm lông.
Nhận biết cây ngải cứu
Mùa sinh trưởng mạnh của cây ngải cứu là khoảng thời điểm xuân - hè. Trong mùa đông, phần thân và cành cây có hiện tượng tàn lụi một phần. Về cách trồng cây ngải cứu, người ta thường trồng bằng cách giâm cành hoặc trồng cây con. Cây có ra hoa quả và cho hạt, tuy nhiên hạt giống cây ngải cứu thường không được sử dụng để gieo trồng nhiều.
Thành phần hóa học
Trong thành phần hóa học của cây ngải cứu có chứa tinh dầu (chủ yếu là Cineol, a – thuyon), Tanin, Arachyl Alcol, Adenin, Cholin, Tetradecatrilin, Tricosanol, Dehydro Matricaria Este...
Các cách chế biến cây ngải cứu làm thuốc
Cây ngải cứu thường có mùi nồng, vị hơi đắng hoặc rất đắng tùy mùa. Thông thường, ngải cứu được thu hoạch vào khoảng xuân - hè (tốt nhất vào tháng 6), khi cây chưa nở hoa. Bộ phận cây được sử dụng nhiều là lá và thân cây. Phần rễ cây ngải cứu không dùng.
Có nhiều cách chế biến, sử dụng ngải cứu khác nhau tùy vào mục đích và nhu cầu của từng đối tượng. Tác dụng của cây ngải cứu phơi khô đã được y học phương Đông ứng dụng từ lâu. Do đó, ngoài ăn tươi trực tiếp, ngải cứu thường được phơi khô trong bóng râm rồi sao khô để sử dụng lâu dài.
Dưới đây là một số cách chế biến lá cây ngải cứu dùng làm thuốc chữa bệnh:
- Ngải diệp sao: Cho lá ngải cứu lên chảo, sao khô với lửa nhỏ, khi chuyển màu hơi vàng là được.
- Ngải diệp sao cháy: Sao lá ngải cứu đến khi chuyển màu đen. Chú ý vẩy thêm ít nước để trừ hỏa độc.
- Ngải diệp chích rượu: Chuẩn bị 1,5-2kg rượu để sao với 10kg lá ngải cứu. Đổ rượu vào lá ngải cứu rồi đem sao khô cho có màu đen. Hoặc có thể sao đen lá ngải cứu rồi cho rượu vào, vẩy thêm ít nước để trừ hỏa độc.
Cây ngải cứu sao khô được dùng nhiều trong y học cổ truyền
- Ngải diệp chích mật: Chuẩn bị lá ngải cứu và mật ong với tỷ lệ 5:1 theo khối lượng. Đầu tiên, pha loãng mật ong rồi đem đun sôi. Sau đó, cho lá ngải cứu vào, đảo đều cho đến khi khô và có màu vàng, không dính tay.
- Ngải diệp chích giấm: Sử dụng 1,2kg giấm để sao cùng 10kg lá ngải cứu. Trước tiên, cho giấm vào lá ngải cứu rồi trộn đều và để trong khoảng 30 phút. Sau đó, cho lá ngải cứu lên bếp và sao khô cho đến khi có màu đen.
Cây ngải cứu có tác dụng gì?
Tác dụng của cây ngải cứu - Chống viêm hiệu quả
Từ lâu, cây ngải cứu đã được sử dụng như một loại dược liệu có công dụng giúp giảm đau và chống viêm hiệu quả.
Thành phần của cây ngải cứu có chứa Artemisinin. Đây là một chất chống viêm mạnh, có khả năng ức chế sự phát triển của Cytokine - loại protein thúc đẩy quá trình viêm nhiễm do cơ thể tiết da.
Mặt khác, chất này còn có tác dụng giảm các vấn đề viêm không đặc hiệu Crohn mà đặc trưng là viêm niêm mạc đường tiêu hóa với các triệu chứng như đau bụng, mệt mỏi, tiêu chảy…
Tác dụng của cây ngải cứu - Giảm đau xương khớp
Với nhiều hợp chất có tác dụng kháng viêm, giảm đau, công dụng của cây ngải cứu còn là sử dụng để điều trị bệnh xương khớp. Nhiều nghiên cứu y khoa cũng đã được tiến hành và xác nhận tác dụng của ngải cứu với các bệnh lý về xương khớp.
Theo một nghiên cứu, các nhà khoa học sử dụng lá cây ngải cứu để buộc lên vị trí bị viêm xương khớp của bệnh nhân và kết hợp với việc uống nước ngải cứu tươi trong một tháng. Kết quả rõ rệt được ghi nhận là tình trạng đau nhức, sưng, viêm khớp xương của bệnh nhân này giảm đi nhanh chóng so với những bệnh nhân khác không sử dụng.
Cây ngải cứu chữa bệnh gì? - Giúp giảm đau xương khớp hiệu quả
Giải thích cho kết quả này, các nhà khoa học cho biết do trong cây ngải cứu có chứa nhiều tinh dầu và các hoạt chất có tác dụng như một chất gây tê nhẹ, giúp làm giảm những cơn đau nhức tại vùng viêm nhiễm. Mặt khác, trong lá cây ngải cứu tươi có chứa các hợp chất Absinthin và Absinthe có công dụng kháng viêm tự nhiên. Khi uống nước ngải cứu tươi, bệnh nhân có thể trực tiếp hấp thụ những chất này và nhanh chóng cải thiện tình trạng sưng đau viêm khớp.
Tác dụng của cây ngải cứu - Hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình
Nguyên nhân gây ra rối loạn tiền đình là do thiếu máu lên não khiến cho cơ quan này hoạt động không được hiệu quả. Với tác dụng kích thích tuần hoàn máu não, cây ngải cứu có thể là phương thuốc góp phần bổ trợ các bệnh nhân mắc rối loạn tiền đình điều trị chứng bệnh này. Người bệnh có thể sử dụng ngải cứu để nấu các món ăn hàng ngày và ăn với lượng vừa đủ, không lạm dụng, sẽ có thể giảm đáng kể các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt và đau đầu.
Tác dụng cây ngải cứu - Chứa chất chống Oxy hóa
Hợp chất Chamazulene có trong cây ngải cứu có khả năng chống Oxy hóa mạnh mẽ. Hợp chất này được sinh ra nhiều trong giai đoạn trước khi cây ngải cứu ra hoa. Chamazulene có thể giúp chống lại kích ứng Oxy hóa, làm giảm thiểu cũng như ngăn ngừa khả năng mắc các bệnh ung thư, tim mạch hay Alzheimer...
Tác dụng cây ngải cứu - Ngăn ngừa ung thư
Công dụng của cây ngải cứu còn là ngăn ngừa ung thư nhờ có hàm lượng Artemisinin cao. Chất này có khả năng phản ứng với các phân tử sắt để tạo thành các gốc tự do. Trong khi đó, các tế bào ung thư lại chứa sắt nhiều hơn so với các tế bào khỏe mạnh. Chính vì thế, Artemisinin trong ngải cứu có thể giúp ngăn ngừa và điều trị một số bệnh ung thư.
Cây ngải cứu có tác dụng gì? - Ngăn ngừa ung thư
Tuy nhiên, chất này không có khả năng tác động mạnh mẽ đến tế bào ung thư (đặc biệt là ung thư vú) mà còn tác động đáng kể đến các tế bào bình thường. Do đó, cần nghiên cứu về cây ngải cứu kỹ hơn nếu muốn sử dụng loại dược liệu này để hỗ trợ điều trị ung thư.
Tác dụng cây ngải cứu - Điều trị đau bụng kinh
Xông ngải cứu là một phương pháp dùng để giảm chứng đau bụng kinh. Quá trình xông ngải cứu sẽ giúp máu lưu thông đến tử cung và các tĩnh mạch xung quanh tốt hơn, từ đó giúp giảm tình trạng ứ đọng máu gây đau bụng kinh. Bên cạnh đó, cách này cũng có tác dụng trị bốc hỏa thời kỳ mãn kinh.
Tác dụng của cây ngải cứu - Trị bệnh về da của ngải cứu
Theo những nghiên cứu của y học hiện đại, một số hoạt chất trong thành phần của cây ngải cứu có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu và cải thiện quá trình trao đổi chất trong cơ thể, nhờ đó giúp da được nuôi dưỡng tốt hơn.
Một trong những công dụng cây ngải cứu là trị bệnh về da
Đặc biệt, chất Tanin trong ngải cứu rất có ích đối với việc làm đẹp da, bởi có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành các mụn nước nhỏ và có khả năng hỗ trợ chữa bệnh chàm và một số loại bệnh viêm da.
Ngoài ra, cây ngải cứu còn có tác dụng kích thích lên da non, giúp các vết thương nhanh lành. Các hoạt chất trong ngải cứu còn có khả năng phân giải các chất mỡ, loại trừ cặn bẩn trên bề mặt da và giúp làm sạch cực kỳ hiệu quả đối với da nhờn. Đồng thời, cây ngải cứu cũng có công dụng giữ ẩm cho những người da khô.
Một số bài thuốc từ cây ngải cứu
Cây ngải cứu là vị thuốc quý tốt cho sức khỏe với nhiều công dụng chữa bệnh như bổ huyết, điều kinh, giúp an thai, chữa đau xương khớp, trị cảm cúm, ho, cảm cúm… Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc từ cây ngải cứu dưới đây để điều trị những loại bệnh thường gặp trong cuộc sống hàng ngày.
Bài thuốc điều kinh
Với trường hợp đau bụng kinh: Bạn sử dụng bài thuốc từ cây ngải cứu này trong một tuần trước chu trình kinh nguyệt. Mỗi ngày, dùng khoảng 6-12g lá ngải cứu để sắc nước uống. Sắc nước đặc uống sẽ tốt hơn. Tuy nhiên, nếu quá khó uống thì bạn có thể hãm ngải cứu với nước sôi để uống tương tự như trà cũng được. Trong một ngày, bạn cần uống đủ 3 lần nước ngải cứu này.
Bài thuốc điều kinh từ cây ngải cứu
Với trường hợp kinh nguyệt không đều: Từ ngày bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt và trong suốt những ngày đang hành kinh, bạn sắc nước ngải cứu theo công thức sau để uống: 10g lá ngải cứu khô, 200ml nước. Khi sắc nước còn khoảng 100ml là được. Bạn có thể thêm chút đường để dễ uống hơn. Cần uống nước ngải cứu này 2 lần/ngày.
Bài thuốc sơ cứu vết thương
Với vết thương ngoài da, bạn giã nát lá ngải cứu tươi, rồi thêm chút muối, sau đó vo gọn và đắp lên vết thương đang chảy máu. Cây ngải cứu sẽ có tác dụng cầm máu nhanh và giúp giảm đau nhức ở vết thương.
Bài thuốc hỗ trợ điều trị đau thần kinh tọa, mỏi khớp xương, chữa đau đầu, hoa mắt
Công thức: Lấy 300g lá ngải cứu rửa sạch, giã nát, trộn với 2 muỗng mật ong, rồi vắt lấy nước uống. Thời điểm uống thích hợp là vào buổi trưa và chiều, liên tục trong 1-2 tuần.
Nước ngải cứu
Bài thuốc trị bong gân
Công thức: Bạn có thể dùng lá ngải cứu tươi giã nát hoặc ngải cứu khô tẩm rượu để đắp vào chỗ bị bong gân. Đắp ngải cứu một lần mỗi ngày, nếu chỗ bong gân vẫn đau và sưng tấy thì có thể đắp 2 lần/ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng ngải cứu khô tẩm giấm thay cho rượu cũng có được hiệu quả tương tự.
Bài thuốc trị cảm cúm, viêm họng, ho khan
Công thức: Sử dụng 300g cây ngải cứu, 100g lá khuynh diệp, 100g vỏ bưởi. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi cùng 2 lít nước, sau đó đun sôi và dùng để xông trong vòng 15 phút. Xông trong khoảng từ 2-3 ngày bệnh sẽ thuyên giảm.
Bài thuốc trị cảm cúm từ cây ngải cứu
Các bài thuốc trị bệnh về da từ ngải cứu
Trị mụn trứng cá: Dùng cây ngải cứu tươi giã nát, đắp lên các vết mụn trứng cá trong 20 phút rồi rửa sạch với nước. Bạn cần kiên trì thực hiện cho đến khi hết mụn.
Trị mụn cóc, mụn cơm: Mỗi ngày, bạn giã nhỏ một chút ngải cứu tươi rồi đắp lên khu vực bị mụn cóc hoặc mụn cơm. Sau 3-10 ngày, các vết mụn sẽ tiêu tan.
Trị mẩn ngứa, ghẻ lở, rôm sảy: Cũng sử dụng cây ngải cứu tươi giã nát, nhưng với trường hợp này, bạn vắt lấy nước rồi hòa chung với nước tắm hằng ngày. Cách trị mẩn ngứa này sẽ có tác dụng tốt sau khi thực hiện liên tục vài ngày.
Bài thuốc bổ máu, lưu thông máu
Công thức món ăn: Lá ngải cứu cắt nhỏ, đánh tan với một quả trứng gà, cho thêm gia vị rồi chiên chín vàng, ăn với cơm hoặc ăn không. Món trứng gà ngải cứu này là một phương thuốc tự nhiên rất tốt cho những người thiếu máu.
Món trứng ngải cứu có tác dụng bổ máu
Chú ý: Để có thể mang đến những tác dụng hỗ trợ chữa bệnh hiệu quả thì ngải cứu bạn sử dụng phải sạch và không chứa các loại hóa chất độc hại. Do đó, bạn cần sơ chế cây ngải cứu đúng cách và đặc biệt cần phải loại bỏ các loại thuốc bảo vệ thực vật độc hại có trong cây. Một trong những cách hữu hiệu có thể giúp ích rất nhiều cho bạn là sử dụng nước ion kiềm có độ pH 11.5 được sản xuất từ máy lọc nước ion kiềm Kangen.
Loại nước điện giải ion kiềm có pH 11.5 có đặc tính kiềm mạnh, có khả năng bóc tách những loại hóa chất độc hại, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu có trên bề mặt ngải cứu. Từ đó, bạn có thể yên tâm sử dụng cây ngải cứu mà không lo vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm nữa.
Lưu ý để sử dụng cây ngải cứu hiệu quả
Liều lượng
Mặc dù ăn và sử dụng cây ngải cứu có ích rất nhiều đối với sức khỏe cơ thể, tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng.
Sử dụng với liều lượng vừa đủ sẽ giúp phát huy công dụng cây ngải cứu tốt nhất. Trong đó, bạn chỉ nên ăn rau ngải cứu từ 1-2 lần/tuần. Nếu sử dụng ngải cứu khô để uống chữa bệnh, bạn chỉ nên sử dụng từ 3-5g cây ngải cứu khô trong từng đợt. Đến khi khỏi bệnh, bạn nên ngừng uống và không sử dụng lâu dài.
Tác dụng phụ
Việc ăn, uống hay đắp cây ngải cứu quá thường xuyên, quá liều hoặc không đúng cách sẽ có thể gây ra một số tác dụng phụ không tốt đối với cơ thể.
Dị ứng
Những người bị dị ứng hoa cúc và các loại thảo mộc họ thực vật Asteraceae khác cũng không nên dùng cây ngải cứu. Bởi thay vì điều trị bệnh hay bồi bổ cơ thế, bạn có thể bị dị ứng với phấn hoa trong ngải cứu.
Dùng ngải cứu không đúng cách có thể gây ra các tác dụng phụ
Sử dụng quá liều có thể gây động kinh
Khi tiêu thụ quá nhiều, chất Thujone trong cây ngải cứu sẽ có thể tác dụng kích thích đến não bộ và gây ra các cơn co giật. Mặt khác, ngải cứu cũng có thể làm giảm hiệu quả của các loại thuốc chống co giật chẳng hạn như Gabapentin và Primidone, khiến cho triệu chứng động kinh nặng hơn.
Ảnh hưởng đến thận
Cây ngải cứu cũng có trong trong danh mục các loại thảo mộc chứa axit Aristolochic. Đây là một chất rất độc cho thận, thậm chí có thể làm tăng nguy cơ suy thận. Do đó, những người đang có bệnh lý về thận cần cẩn trọng và tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi có ý định sử dụng cây ngải cứu.
Lưu ý trước khi dùng cây ngải cứu
Đông y và y học hiện đại đã có những nghiên cứu công nhận cây ngải cứu là một loại rau lành tính. Tuy nhiên, để sử dụng cây ngải cứu an toàn, bạn cần lưu ý:
- Cây ngải cứu có tác dụng với một số loại thuốc:
Các hợp chất trong cây ngải cứu có tác động đến các thuốc điều trị động kinh khiến làm bệnh tình không thuyên giảm. Ngoài ra, thuốc Warfarin dùng điều trị bệnh tim cũng chịu tác dụng, và có thể gây chảy máu đường ruột.
Ngải cứu sẽ phát huy tác dụng tốt khi được sử dụng đúng cách
Bên cạnh đó, Không kết hợp sử dụng cây ngải cứu cùng với các loại thuốc chống viêm không có Steroid. Những người đang có bệnh lý về huyết áp hoặc gan cần tham khảo tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng cây ngải cứu.
- Những người đang bị âm hư hoặc bị huyết nhiệt cũng không nên sử dụng.
- Phụ nữ mang thai chỉ nên dùng ngải cứu đã mang thai từ tháng thứ 3 trở lên. Vì ăn ngải cứu trong thời gian đầu thai kỳ có thể gây hưng phấn cho các cơ trong tử cung, làm tử cung co bóp quá mức, có thể dẫn đến thai ra máu và gia tăng nguy cơ sinh non.
- Cần dùng cây ngải cứu một cách khoa học, đúng điều lượng để thấy kết quả tốt.
Như vậy, bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin hữu ích về cây ngải cứu - loại thảo mộc quý có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, để đạt được những hiệu quả tốt và tránh các tác dụng không mong muốn, chúng ta cũng cần cẩn trọng trong cách sử dụng vị thuốc này. Để biết thêm các kiến thức bổ ích khác, bạn hãy truy cập vào website https://kangen.vn/ hoặc liên hệ Hotline: 056 919 8888 để được tư vấn và hỗ trợ.
Viết bình luận
Bình luận