Tiêu chuẩn nước uống là gì? Tiêu chuẩn nước uống dựa trên cơ sở nào?

Tiêu chuẩn nước uống là gì? Tiêu chuẩn nước uống dựa trên cơ sở nào?

Mỗi quốc gia, mỗi khu vực thường có các tiêu chuẩn khác nhau cho nước uống đóng chai, đóng bình và nước uống trực tiếp,...Và Việt Nam cũng có tiêu chuẩn nước uống của riêng mình trước vấn đề đạt chuẩn của nguồn nước uống sinh hoạt hằng ngày. Có lẽ có rất nhiều người quan tâm đến vấn đề này, bởi nước vốn là nguồn năng lượng thiết yếu bổ sung dưỡng chất cần thiết cho con người. Vậy làm thế nào để đánh giá được tiêu chuẩn của nước uống? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ phân tích đánh giá điều đó.

Tiêu chuẩn nước uống là gì?

Tiêu chuẩn nước uống là quy chuẩn QCVN 6-1:2010/BYT được phát hành ngày 2/6/2010 nhằm ban hành quy chuẩn về các loại nước uống, sinh hoạt.

Tiêu chuẩn nước uống trực tiếp của bộ y tế Quy chuẩn QCVN 6-1:2010/BYT dành cho nước uống

Tiêu chuẩn nước uống dựa trên cơ sở nào?

Dựa vào công văn về tiêu chuẩn nước uống mới nhất hiện nay của Bộ Y Tế, có những đánh giá mà dựa vào đó bạn có thể xác định được nguồn nước gia đình đang dùng có thực sự đạt chuẩn y tế, tốt cho sức khỏe hay không.

Bộ Y Tế ban hành quy chuẩn QCVN 6-1:2010/BYT, là Quy chuẩn Quốc gia cao nhất dành cho các loại nước uống hiện nay ở Việt Nam được Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (SKNN&MT) kiểm nghiệm và cấp chứng nhận. Viện SKNN&MT cho biết: “Năm 2014, WHO đã đưa ra quy trình đánh giá cho các công nghệ xử lý máy lọc nước hộ gia đình. Từ đó, thiết bị lọc nước hộ gia đình cần được đánh giá ở rất nhiều yếu tố như hiệu quả xử lý nước ban đầu phải trải qua các lần thử nghiệm nghiêm ngặt và gắt gao”.

Tất cả những thử nghiệm đó nhằm mục đích đảm bảo được thiết bị lọc có hiệu quả đối với các nguồn nước cũng như chất lượng nước đầu vào khác nhau" để tạo ra một sản phẩm nước chất lượng.

Vì sao nên biết tiêu chuẩn nước uống QCVN 6-1:2010/BYT?

Nếu như bạn nghĩ có thể dùng mắt thường để phân biệt nước sạch hay không thì bạn đã sai lầm, bởi có nhiều các vi khuẩn và các tạp chất có trong nước mà mắt thường chúng ta không thể nhìn thấy được. Về lâu dài, các loại vi khuẩn này có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của chính bạn và những người thân xung quanh.

Tiêu chuẩn chất lượng nước uống trực tiếp bộ y tế

Hiện nay, nguồn nước nói chung và nguồn nước ngầm nói riêng đang bị ô nhiễm trầm trọng, do hệ thống xử lý rác thải của các nhà máy xả ra ồ ạt, ở các vùng nông thôn thì lại bị ảnh hưởng bởi các loại phân bón, thuốc trừ sâu vô tội vạ làm ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn nước ở Việt Nam. Do vậy, tìm tới những phương pháp lọc nước phù hợp đạt tiêu chuẩn nước uống và biết đến tiêu chuẩn QCVN 6-1:2010/BYT là sự lựa chọn đúng đắn nhất.

Một số yếu tố về tiêu chuẩn nước uống

Mỗi ngày,công ty, xí nghiệp, mỗi ngày sử dụng lượng nước uống vô cùng lớn nên để đánh giá được tiêu chuẩn nước uống đạt chuẩn, tiến hành xét nghiệm kiểm tra các thứ thì tốn rất nhiều kinh phí. Sau đây là tiêu chuẩn và phương pháp test đơn giản tiết kiệm kinh phí:

  • Màu sắc: 15 TCU sử dụng phương pháp ISO 7887 – 1985.
  • Mùi vị: không mùi không vị, cảm nhận hoặc dùng phương pháp SMEWW 2150 B.
  • Clo dư: giới hạn từ 0,3 – 0,5, dùng phương pháp SMEWW 4500CI.
  • Độ đục: 5 NTU, phương pháp thử là TCVN 6184 – 1996.
  • Độ PH: giới hạn 6 – 8,5 , phương pháp TCVN 6492 – 1999.
  • Amon: 3mg/l, thử bằng SMEWW 4500 – NH3D.
  • FE: 0,5 mg/l, thử bằng  SMEWW 3500 Fe.
  • Clo kết tủa: 300 mg/l, dùng cách thử TCVN 6194 – 1996.
  • Florua: nhỏ hơn hoặc bằng 1.5 mg/l, áp dụng phương pháp TCVN 6195 – 1996.
  • Asen: không quá 0.01 mg/l, dùng TCVN 6626 – 2000.

Bên cạnh đó, để biết thêm chi tiết về quy chuẩn này bạn có thể tham khảo thêm bảng “các chỉ tiêu chất lượng nước uống QCVN 6-1:2010/BYT” về các thông số cụ thể trên các trang web. Trên thực tế, các loại nước được bán ra thị trường hầu hết đều được kiểm định kỹ càng rồi, và bạn chỉ cần mua về rồi uống và cảm nhận bằng mắt và vị giác của mình là được.

Bảng thông số về các quy chuẩn nước uống cơ bản  Bảng thông số về các quy chuẩn nước uống cơ bản

Tiêu chuẩn nước uống trực tiếp QCVN 6-1:2010/BYT

Các chỉ tiêu chất lượng của nguồn nước uống trực tiếp 

Tên chỉ tiêu

Giới hạn tối đa

Phương pháp thử

Phân loại chỉ tiêu

Stibi, mg/l

0,02

ISO 11885:2007; ISO 15586:2003;

AOAC 964.16

A

Arsen, mg/l

0,01

 TCVN 6626:2000 (ISO11969:1996);

ISO 11885:2007; ISO15586:2003;

AOAC 986.15 

A

Bari, mg/l

0,7

ISO 11885:2007; AOAC 920.201

A

Bor, mg/l

0,5

TCVN 6635:2000 (ISO 9390:1990);

ISO 11885:2007

A

Bromat, mg/l

0,01

ISO 15061:2001

A

Cadmi, mg/l

0,003

TCVN 6193:1996 (ISO 8288:1986);

ISO 11885:2007; ISO 15586:2003;

AOAC 974.27; AOAC 986.15 

A

Clor, mg/l

5

ISO 7393-1:1985, ISO 7393-2:1985,

ISO 7393-3:1990

A

Clorat, mg/l

0,7

TCVN 6494-4:2000 (ISO 10304-4:1997)

A

Clorit, mg/l

0,7

TCVN 6494-4:2000 (ISO 10304-4:1997)

A

Crom, mg/l

0,05

TCVN 6222:2008 (ISO 9174:1998);

ISO 11885:2007; ISO 15586:2003

A

Đồng, mg/l

2

TCVN 6193:1996 (ISO 8288:1986);

ISO 11885:2007; ISO 15586:2003;

AOAC 960.40

A

Cyanid, mg/l 

0,07

TCVN 6181:1996 (ISO 6703-1:1984);

TCVN 7723:2007 (ISO 14403:2002)

A

Fluorid, mg/l

1,5

TCVN 6195:1996 (ISO 10359-1:1992);

TCVN 6490:1999 (ISO 10359-2:1994);

ISO 10304-1:2007

A

Chì, mg/l

0,01

TCVN 6193:1996 (ISO 8288:1986);

ISO 11885:2007; ISO 15586:2003;

AOAC 974.27

A

Mangan, mg/l

0,4

TCVN 6002:1995 (ISO 6333:1986);

ISO 11885:2007; ISO 15586:2003

A

Thủy ngân, mg/l

0,006

TCVN 7877:2008 (ISO 5666:1999);

AOAC 977.22

A

Molybden, mg/l

0,07

TCVN 7929:2008 (EN 14083:2003);

ISO 11885:2007; ISO 15586:2003

A

Nickel, mg/l

0,07

TCVN 6193:1996 (ISO 8288:1986);

ISO 11885:2007; ISO 15586:2003

A

Nitrat, mg/l

50

TCVN 6180:1996 (ISO 7890-3:1998);

ISO 10304-1:2007

A

Nitrit, mg/l

3

TCVN 6178: 1996 (ISO 6777:1984);

ISO 10304-1:2007

A

Selen, mg/l

0,01

TCVN 6183:1996 (ISO 9965:1993);

ISO 11885:2007; ISO 15586:2003;

AOAC 986.15

A

Hoạt độ phóng xạ a, Bq/l

0,5

ISO 9696:2007

B

Hoạt độ phóng xạ b, Bq/l

1

ISO 9697:2008

B

Lưu ý:

Đối với những chỉ tiêu ở hạng A thì bắt buộc phải trải qua quá trình thử nghiệm để đánh giá xem có hợp quy định hay không

Đối với những chỉ tiêu hạng B thì không bắt buộc phải thử nghiệm nhằm đánh giá hợp quy hay không, nhưng các cá nhân, tổ chức, đơn vị sản xuất nước uống phải đạt chuẩn theo những quy định đối với loại B.

Các chỉ tiêu vi sinh vật của nguồn nước uống trực tiếp

Chỉ tiêu

Lượng mẫu

Yêu cầu

Phương pháp thử

Phân loại chỉ tiêu

1. E. coli hoặc coliform chịu nhiệt

1 x 250 ml

Không phát hiện được trong bất kỳ mẫu nào

TCVN 6187-1:2009 (ISO 9308-1:2000, With Cor 1:2007)

A

2. Coliform tổng số

1 x 250 ml

Nếu số vi khuẩn (bào tử) ³ 1 và £ 2 thì tiến hành kiểm tra lần thứ hai
Nếu số vi khuẩn (bào tử) > 2 thì loại bỏ

TCVN 6187-1:2009 (ISO 9308-1:2000, With Cor 1:2007)

A

3. Streptococci feacal

1 x 250 ml

ISO 7899-2:2000

A

4. Pseudomonas aeruginosa

1 x 250 ml

ISO 16266:2006

A

5. Bào tử vi khuẩn kị khí khử sulfit

1 x 50 ml

TCVN 6191-2:1996 (ISO 6461-2:1986)

A

Các tổ chức bắt buộc phải thực hiện tiêu chuẩn nước uống

Các cơ sở cung cấp nước:

Các cơ sở này phải có trách nhiệm thực hiện và giám sát quy chuẩn nước uống cho ra sản phẩm nước có chất lượng đạt chuẩn theo tiêu chuẩn nước uống đóng chai.

Chấp hành sự giám sát và kiểm tra của các cơ quan chức năng

Tiêu chuẩn nước uống là gì

Các sở Y tế

Các sở y tế đều phải có trách nhiệm trong việc tiến hành kiểm tra, thanh tra, giám sát và hướng dẫn các cơ quan tổ chức hay cá nhân kinh doanh sản xuất nước thực hiện tiêu chuẩn nước uống của Bộ Y Tế

Bộ Y tế

Bộ y tế cần phải chỉ đạo và thanh tra lại tất cả quá trình của các cơ quan chức năng giám sát, thực hiện.

Ngoài ra, chất lượng nước cần được kiểm định trước khi đưa ra thị trường, thường xuyên tổ chức giám sát định kỳ, giám sát đột xuất để đảm bảo được chất lượng nước cho người dùng.

Làm thế nào để sử dụng nguồn nước đạt chuẩn đáp ứng tiêu chuẩn nước uống của Bộ Y Tế?

Chúng ta đang sống trong một xã hội văn minh với sự phát triển vượt bậc của các loại hình công nghệ, theo đó đời sống của con người cũng được cải thiện và nâng cao từng ngày. Mặc dù tình trạng và các vấn đề ô nhiễm nguồn nước và môi trường ngày một gia tăng, nhưng không phải là không có phương pháp để giải quyết.

Hiện nay, đối với vấn nạn ô nhiễm nguồn nước, giải pháp tối ưu nhất là sử dụng các dòng máy lọc nước điện giải để cung cấp nguồn nước không chỉ sạch mà còn tốt cho sức khỏe, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn nước uống trực tiếp và tiêu chuẩn nước uống của Bộ Y Tế.

Máy lọc nước ion kiềm

Máy lọc nước điện giải hay còn gọi là máy lọc nước ion kiềm là một trong những phát minh cực kỳ quan trọng của các nhà khoa học Nhật Bản. Máy lọc nước điện giải tạo ra nguồn nước siêu sạch, quý hiếm, có lợi cho sức khỏe của người dùng. Bên cạnh đó, với việc sử dụng công nghệ điện phân hiện đại, ưu việt, nước ion kiềm tạo bởi máy lọc nước điện giải còn sở hữu nhiều đặc tính vượt trội, quý giá:

- Giàu các loại vi chất và khoáng chất tự nhiên tốt cho sức khỏe

- Chứa hàm lượng Hydrogen dồi dào giúp thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố, trung hòa axit dư thừa, loại bỏ các gốc tự do,...

- Phân tử nước siêu nhỏ, nhỏ hơn tới 5 lần so với các loại nước thông thường

- Giàu tính kiềm tự nhiên chẳng khác gì các loại rau xanh, giúp cân bằng tính kiềm và tính axit cho cơ thể

Kết luận lại, các loại nước uống trực tiếp đều cần phải thông qua đánh giá kiểm định của bộ ý tế, tiêu chuẩn nước uống phải đạt chuẩn, tránh nguy cơ mắc các bệnh tiềm ẩn lâu dài. Hãy cùng với Kangen.vn mang lại nguồn nước sạch, tinh khiết và đảm bảo chất lượng cho mọi người, cho mọi nhà và cho cả cộng đồng nhé. Mọi thắc mắc về tiêu chuẩn nước uống và máy lọc nước điện giải xin hãy để lại bình luận phía duới hoặc liên hệ trực tiếp với Kangen.vn thông qua số hotline: 056.919.8888 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất nhé.

← Bài trước Bài sau →
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên

Bình luận