Uống trà sữa có tốt không? - Trà sữa lợi và hại ra sao?
- Người viết: Tình Nguyễn lúc
- Tin tức
- - 0 Bình luận
Nhiều người tự hỏi “Uống trà sữa có tốt không?” khi loại thức uống này trở thành cơn sốt trong những năm gần đây. Loại thức uống ngọt ngọt, thơm thơm này thường được mọi người sử dụng để “chiêu đãi” nhau và cũng là “món ruột” khiến nhiều người “nghiện”. Vậy, thành phần của trà sữa có gì, uống trà sữa nhiều có tốt không, bạn sẽ tìm thấy lời giải đáp cho những câu hỏi này ngay sau đây.
Trà sữa là loại đồ uống gì? Thực trạng tiêu thụ trà sữa tại Việt Nam hiện nay
Trà sữa là gì?
Trà sữa là thức uống được kết hợp giữa trà và sữa. Khi thưởng thức, người dùng sẽ cảm nhận được hương thơm mát của trà hòa quyện với vị béo ngậy đậm đà của sữa. Đặc biệt, cùng với các loại hương liệu và topping khác nhau, trà sữa sẽ có những hương vị hấp dẫn riêng.
Trà sữa là gì? - Uống trà sữa có tốt không?
Tùy từng thương hiệu, cách pha chế và các nguyên liệu thành phần, mỗi người sẽ có thể lựa chọn những ly trà sữa phù hợp với khẩu vị của mình.
Thực trạng tiêu thụ trà sữa tại Việt Nam hiện nay
Trước khi tìm hiểu uống trà sữa có tốt không chúng ta cùng điểm qua thực trạng tiêu thụ trà sữa hiện nay. “Cơn sốt” trà sữa đã phủ sóng trên khắp 5 châu với sự phát triển mở rộng của những thương hiệu trà sữa đa quốc gia. Và tại Việt Nam, thị trường trà sữa cũng đang bước vào thời kỳ hoàng kim.
Thực trạng tiêu thụ trà sữa ở Việt Nam
Theo nghiên cứu thị trường đồ uống năm 2018, trà sữa là loại đồ uống được ưa thích thứ 2 tại thị trường trong nước. Đặc biệt, kết quả nghiên cứu chỉ ra đối tượng uống trà sữa nhiều nhất đó là nữ giới và những người trẻ từ 15 đến 22 tuổi.
Nhiều người nghiện trà sữa
Từ sự yêu thích và mê mẩn của giới trẻ và những người nghiện trà sữa, sản phẩm này đang gần như thống trị thị trường nước uống. Các quán trà sữa xuất hiện ở khắp các nẻo đường, mọc nhiều như nấm. Còn người tiêu dùng thì có tần suất uống liên tục, nhiều lần mỗi tuần.
Trà sữa có thành phần như thế nào? - Uống 1 ly trà sữa bao nhiêu calo?
Thành phần dinh dưỡng của trà sữa
Một ly trà sữa thông thường sẽ bao gồm 4 thành phần chính là trà, sữa, trân châu và đường. Ngoài ra còn có các loại hương liệu và topping đa dạng khác như pudding, kem cheese, thạch rau câu,... Tất cả các nguyên liệu này mang đến cho ly trà sữa một số thành phần dinh dưỡng chính:
Đường
Trà sữa cung cấp một lượng đường rất cao. Trung bình, một ly trà sữa sẽ có chứa khoảng 55 g đường.
Thành phần của trà sữa
Tinh bột
Tinh bột cũng là thành phần có trong trà sữa và chủ yếu đến từ trân châu. Nguồn gốc của hạt trân châu là tinh bột sắn (khoảng 80%), đường (cô đặc), hương liệu tổng hợp và protein cùng chất xơ chỉ chiếm dưới 1%. Tuy nhiên, trân châu không có giá trị dinh dưỡng vì thiếu vitamin và khoáng chất.
Trung bình một hạt trân châu cung cấp 5-14 calo nên với 2 muỗng trân châu trong một ly trà sữa thông thường có thể chứa đến 100 calo.
Chất béo
Trong trà sữa có một thành phần khác là dầu thực vật hydro hóa. Đây là một loại axit béo dạng trans (axit béo chuyển hóa) có trong kem và bột béo của trà sữa.
Với các thành phần này uống trà sữa có tốt không?
Uống 1 ly trà sữa bao nhiêu calo?
Để biết được uống 1 ly trà sữa bao nhiêu calo chúng ta có thể tham khảo kết luận của PGS. TS Nguyễn Thị Lâm, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia.
Uống 1 ly trà sữa bao nhiêu calo
Bà cho biết với một cốc trà sữa có định lượng 500ml ước tính cung cấp 300-500kcal. Lượng calo trong một ly trà sữa này tương đương năng lượng có trong một bát bún mọc hay một bát phở. Mặt khác, một người muốn tiêu hao hết mức năng lượng này cần phải chạy khoảng 10km.
PGS. TS Nguyễn Thị Lâm cũng thông tin thêm rằng trong 500ml trà sữa sẽ chứa khoảng 30-40g đường.
Uống trà sữa nhiều có tốt không? - Uống trà sữa mỗi ngày có tốt không?
Uống trà sữa có tốt không? - Mới chỉ dựa trên các thành phần và dinh dưỡng mà trà sữa cung cấp, chúng ta có thể khẳng định việc uống nhiều trà sữa, đặc biệt là uống trà sữa mỗi ngày là điều không tốt cho sức khỏe. Bởi vì:
- Một ly trà sữa cung cấp 55g đường là quá nhiều. Trong khi, Ủy ban Tăng cường Sức khỏe Singapore (HPB) quy định tiêu chuẩn lượng đường theo ngày dành cho một người chỉ nên rơi vào khoảng 40-50g, tương đương 11 muỗng đường. Mặt khác, theo tiêu chuẩn của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, mỗi ngày, phụ nữ chỉ nên tiêu thụ 25g đường và mức khuyến cáo cho nam giới là 37,5 gram. Do đó, nếu uống nhiều hơn một ly trà sữa trong một ngày đồng nghĩa với việc lượng đường hấp thụ vượt quá mức cho phép.
Uống trà sữa mỗi ngày có tốt không?
- Bên cạnh đường, lượng calo mọi người nạp cho cơ thể là khá lớn, nếu không kiểm soát lượng trà sữa tiêu thụ sẽ làm tăng khả năng bị béo phì và thiếu hụt dinh dưỡng.
- Hàm lượng axit béo chuyển hóa (từ kem béo) trong 1 ly trà sữa có thể vào mức 6.5g, gấp hơn 2 lần so với nhu cầu hàng ngày của cơ thể. Loại axit béo dạng trans này có thể gây ra tác động tiêu cực như làm tắc mạch máu, tăng nồng độ cholesterol xấu, giảm cholesterol tốt…
Không được uống trà sữa mỗi ngày vậy thì đối với hội nghiện trà sữa mà “không thể kiềm chế nổi”, 1 tuần nên uống bao nhiêu trà sữa? - Theo khuyến cáo, lượng tiêu thụ trà sữa chỉ nên là một ly trong một tuần.
Uống trà sữa có tác dụng gì?
Uống trà sữa có tốt không? - Uống trà sữa có tác dụng gì?
Vì các cửa hàng sử dụng những loại nguyên liệu không đảm bảo chất lượng mà thông thường không ai nhắc đến tác dụng của trà sữa với sức khỏe, thậm chí là phủ nhận. Tuy nhiên, trên thực tế uống trà sữa cũng mang lại một số lợi ích từ các nguyên liệu thành phần.
Uống trà sữa có tốt không?
Thành phần chính để pha chế trà sữa là trà. Những loại trà phổ biến hay dùng là trà xanh, trà đen, trà trắng và trà ô long. Các nhà khoa học đã nghiên cứu trong các loại trà này có chứa chất chống Oxy hóa mạnh với tác dụng chống viêm, chống lão hóa và ngăn ngừa ung thư.
Trong khi đó, thành phần sữa trong trà sữa là thức uống giàu Canxi, Vitamin A và protein, cung cấp dinh dưỡng cho sự phát triển của cơ thể.
Vậy có nên uống trà sữa không?
Uống trà sữa tự làm có tốt không?
Bạn không thể biết được nguồn nguyên liệu các quán trà sữa sử dụng có an toàn không vì họ có thể dùng nguyên liệu bẩn, không nhãn mác từ các tạp hóa, chợ bán sỉ. Do đó, không nên uống trà sữa này.
Nếu bạn có thể dành thời gian để tự làm trà sữa tại nhà, sử dụng các nguyên liệu tự nhiên, chất lượng tốt và có liều lượng pha chế phù hợp thì những ly trà sữa của bạn sẽ khá tốt. Và câu hỏi "uống trà sữa có tốt không?" sẽ nhận câu trả lời có trong trường hợp này.
Uống trà sữa tự làm có tốt không?
Pha trà sữa đúng cách như thế nào?
- Đầu tiên, bạn sử dụng trà có lợi cho sức khỏe và tăng lượng nguyên liệu này lên (nhưng vẫn cân đối với tỷ lệ sữa). Các thành phần khoáng chất, vitamin có trong trà sẽ mang đến bạn các lợi ích chống lão hóa, làm đẹp da, loại bỏ độc tố.
- Thứ hai, để việc uống trà sữa tự làm không quá béo và có lợi, bạn nên sử dụng sữa tươi hoặc sữa tách béo.
- Thứ 3, hạn chế thêm đường.
- Thứ 4, tự làm các topping tự nhiên có lợi cho sức khỏe. Khi tự làm trà sữa, bạn có thể tự làm topping cho mình. Một gợi ý cho bạn là thạch rau câu từ nguyên liệu tự nhiên, đây là loại topping được nhiều chuyên gia đánh giá tốt cho sức khỏe.
Vậy với trà sữa tự làm tại nhà, uống nhiều trà sữa có tốt không? Trà sữa tự làm có thể có lợi nhưng uống nhiều sẽ gây phản tác dụng, thậm chí dẫn đến các nguy cơ gây bệnh.
Uống trà sữa có tác hại gì?
Uống trà sữa với lượng vừa đủ và tần suất hợp lý sẽ giúp bạn phòng tránh những tác hại mà thức uống này có thể gây ra cho cơ thể.
Uống trà sữa có tác hại gì? - Uống trà sữa có tăng cân không?
Uống trà sữa có tăng cân không dường như là vấn đề khiến những tín đồ nghiện trà sữa lo ngại nhất.
Uống trà sữa có tăng cân không?
Dựa trên phân tích về uống 1 ly trà sữa bao nhiêu calo, ta đã biết rằng uống ly trà sữa 500ml đồng nghĩa với việc nạp vào cơ thể 300-500kcal. Sau khi thưởng thức ly trà sữa thơm ngon, nếu bạn không vận động để tiêu hao calo, cơ thể sẽ dư thừa năng lượng và chuyển hóa thành mỡ.
Nếu thường xuyên uống trà sữa và uống với lượng nhiều hơn 2 ly mỗi lần thì việc đối mặt với trạng thái tăng cân, béo phì là hoàn toàn có thể xảy ra.
Uống trà sữa có tác hại gì? - Khó kiểm soát đường huyết
Người bị bệnh tiểu đường và có nguy cơ bị bệnh tiểu đường không nên uống trà sữa. Bởi vì chế độ ăn uống của họ cần phải cắt giảm các thực phẩm giàu tinh bột. Nếu hấp thụ thêm đường và tinh bột trong trà sữa sẽ làm tăng nồng độ đường huyết.
Uống trà sữa có hại không? - Ảnh hưởng tới gan
Trên thực tế, uống trà sữa gây ra ảnh hưởng xấu đến tế bào gan là do tiêu thụ trà sữa kém chất lượng, được pha chế từ tinh trà (trà tẩm ướp hương liệu hóa học) chứ không phải lá trà tự nhiên. Trà sữa chứa các chất hóa học như hương liệu, bột màu,… khi được hấp thụ vào cơ thể sẽ tạo “gánh nặng” cho hoạt động bài tiết chất thải của gan, dẫn đến nóng trong người và nổi mụn nhọt.
Uống trà sữa có mọc mụn không?
Nhiều người thường lo lắng uống trà sữa có mọc mụn không thì câu trả lời là có và đây chính là nguyên do.
Uống trà sữa có hại không? - Không tốt cho tim mạch
Uống trà sữa có tốt không chẳng những không tốt mà còn có nhiều tác hại. Tác hại nguy hiểm của trà sữa cần lưu ý là nguy cơ bị rối loạn huyết áp. Tình trạng này xảy ra khi người uống trà sữa cảm thấy hồi hộp, tim đập nhanh do liên tục hấp thụ nhiều chất kích thích caffeine từ trà.
Nếu hay xảy ra hiện tượng này, bạn cần sớm khắc phục, cân đối lại lượng trà sữa thường uống để mức huyết áp ổn định. Nếu không, huyết áp tăng giảm một cách khó kiểm soát lâu dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim hay đột quỵ.
Tác hại của trà sữa gây táo bón
Uống nhiều trà sữa gây táo bón
Một nghiên cứu chỉ ra Theophylline, hoạt chất được tìm thấy trong trà sữa, tạo ra tác động tiêu cực đối với hệ tiêu hóa. Khi lượng lớn Theophylline đi vào cơ thể sẽ hoạt động hút nước ở đường ruột, làm cho khối phân rắn lại và dẫn tới chứng táo bón.
Tác hại của trà sữa gây mất ngủ
Vì hầu hết các loại trà để pha chế trà sữa đều có chứa một lượng caffeine, chất có khả năng kích thích thần kinh, giúp tỉnh táo và tạo cảm giác hưng phấn. Do đó, uống trà sữa sẽ khiến bạn khó đi vào giấc ngủ.
Trà sữa và các đối tượng sử dụng
Uống trà sữa có tốt cho bà bầu không? - Bà bầu uống trà sữa có tốt không?
Trà sữa có tốt cho bà bầu không là điều nhiều mẹ bầu quan tâm. Tuy nhiên, thực tế, bà bầu uống nhiều trà sữa có tốt không thì chắc chắn là không. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng người mang thai nếu lạm dụng trà sữa sẽ gây ra tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng cho cả mẹ và bé, dẫn đến nguy cơ thai nhi bị suy dinh dưỡng.
Mẹ bầu uống trà sữa có tốt không?
Bên cạnh đó, một số tác động xấu cho cơ thể mẹ bầu có thể kể đến là lượng đường hấp thụ nhiều hơn cần thiết, thiếu sắt, lượng nước tinh khiết hấp thụ vào cơ thể giảm…
Ngoài ra, nếu uống trà sữa có chất lượng không đảm bảo, chứa chất penzylacetal và dimethoxypenzin, sẽ khiến mẹ bầu bị chóng mặt và ngất xỉu, rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Trẻ em uống trà sữa có tốt không?
Trà sữa có hương vị thơm ngon, béo ngậy chắc chắn là một món khoái khẩu đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh nên hạn chế cho trẻ uống trà sữa.
Trẻ còn nhỏ, đang ở tuổi ăn tuổi lớn, nếu uống trà sữa quá nhiều mà không tập thể dục, rèn luyện cơ thể thì sẽ rất dễ mắc béo phì và tiểu đường.
Trẻ em uống trà sữa có tốt không?
Những bạn nhỏ thấp bé, còi xương suy dinh dưỡng cũng không nên dùng trà sữa để nạp năng lượng mỗi ngày. Bởi vì năng lượng trà sữa cung cấp là dạng năng lượng tạm thời, không đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể.
Đặc biệt cần chú ý hơn cả là trẻ dưới 4 tuổi. Bố mẹ không nên cho con uống trà sữa. Vì bé đang trong quá trình phát triển hệ thần kinh, khi tiêu thụ trà có chứa chất gây kích thích não bộ, bé sẽ bị căng thẳng và mất ngủ.
Ai không nên uống trà sữa?
Trà sữa không chỉ ảnh hưởng xấu đến bà bầu và trẻ nhỏ, một số đối tượng cũng được khuyến cáo không nên uống trà sữa:
- Người có cơ địa dễ tăng cân
- Người mắc bệnh béo phì (nên tuyệt đối kiêng trà sữa để kiểm soát cân nặng)
- Người mắc bệnh về huyết áp, tiểu đường (cũng nên hạn chế uống trà sữa)
Nên uống trà sữa khi nào?
Thời điểm uống trà sữa trong ngày
Nên uống trà sữa khi nào? - Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thời điểm uống trà sữa không ảnh hưởng đến sức khỏe là cách bữa trưa 2 tiếng hoặc sau khi ăn khoảng từ 1 đến 2 tiếng.
Nên uống trà sữa khi nào?
Với những “hội chị em công sở” thích uống trà sữa, thời điểm lý tưởng để thưởng thức loại thức uống này là vào 10 giờ sáng và 3 giờ chiều.
Không nên uống trà sữa khi nào?
Tráng miệng uống trà sữa có tốt không? Trà sữa là một trong những loại đồ uống tráng miệng nhiều người lựa chọn thưởng thức sau bữa ăn. Tuy nhiên, điều này là không nên vì uống trà sữa sau khi ăn nó sẽ dẫn đến tình trạng đầy hơi, khó tiêu. Mặt khác, chất caffeine trong trà có thể gây ra rối loạn hấp thụ protein.
Uống trà sữa khi đói được không?
Khi đói uống trà sữa có tốt không? Một số người hay uống trà sữa thay cơm. Tuy nhiên, thay vì uống trà sữa, khi đói bụng, bạn nên ăn một món ăn nào khác để giúp cơ thể phục hồi năng lượng.
Lúc dạ dày đang ở trạng thái trống rỗng như vậy, bạn uống trà sữa hay các loại trà trái cây đều sẽ gây hại cho cơ thể. Vì thành phần trà có thể gây ra hiện tượng cồn cào bao tử hoặc trào ngược axit. Còn khi nạp sữa vào cơ thể lúc bụng đói, axit dịch vị dạ dày tiết ra nhiều gặp casein trong sữa tạo ra kết tủa, gây rối loạn tiêu hóa.
Tối uống trà sữa có tốt không?
Thời điểm gần đi ngủ khá nhạy cảm, lúc này nhiều người hay có cảm giác muốn ăn đêm. Và đối với các tín đồ trà sữa thì uống trà sữa ban đêm có tốt không cũng là điều thắc mắc.
Tối uống trà sữa có tốt không?
Tuy nhiên, buổi tối không nên uống trà sữa. Bạn sẽ dễ bị mất ngủ, đồng thời việc không thể tiêu thụ đường và chất béo trong trà sữa sẽ khiến bạn tăng cân.
Các loại nước uống lành mạnh thay cho trà sữa
Nước lọc
Nước là thành phần chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ thể. Nước lọc không chứa chất béo, vừa giúp bạn làm dịu cơn khát, vừa có tác dụng làm ẩm ruột, cải thiện sự trao đổi chất và nhuận tràng tốt. Do đó, mỗi người cần tạo thói quen uống đủ nước để cung cấp đủ lượng nước cho các hoạt động của cơ thể mỗi ngày.
Nên uống nhiều nước lọc thay vì trà sữa
Ngoài nước đun sôi hay nước lọc, nước suối đóng chai thông thường, bạn có thể lựa chọn sử dụng nước điện giải ion kiềm, loại nước uống có nhiều tính chất ưu việt hơn, để uống hàng ngày. Nước ion kiềm được lọc từ máy lọc nước ion kiềm, đã loại bỏ tất cả các loại vi khuẩn, vi rút gây hại, các kim loại nặng và tạp chất nhưng vẫn giữ lại những vi khoáng tự nhiên tốt cho cơ thể. Uống nước ion kiềm mỗi ngày sẽ giúp sức khỏe của bạn cải thiện, phòng chống bệnh tật và làm chậm quá trình lão hóa.
Nước chanh
Trong quá trình “cai trà sữa” để bảo vệ sức khỏe, bạn có thể lựa chọn uống nước trái cây để thay thế. Trong đó, nước chanh, tốt nhất là nước chanh mới vắt, sẽ mang đến cho bạn nhiều lợi ích về sức khỏe.
Uống nước chanh thay cho trà sữa
Nước chanh cung cấp cho cơ thể hàm lượng vitamin C khá cao. Mặc dù có vị rất chua, nhưng chanh là một loại trái cây có tính kiềm nên sẽ giúp thúc đẩy sự cân bằng axit - bazơ trong cơ thể.
Trà hoa cúc
Thay vì uống trà sữa nên uống trà hoa cúc sẽ tốt hơn
Trà hoa cúc có hương thơm nhẹ giúp bạn thư giãn và giảm căng thẳng, mệt mỏi. Ngoài ra, thức uống thơm ngon này còn có nhiều công dụng cho sức khỏe như kháng khuẩn, thanh nhiệt giải độc, giảm mỡ trong máu, ngăn ngừa ung thư…
Nước đậu đen rang
Uống nước đậu đen rang thay cho trà sữa
Với nguyên liệu dễ tìm, giá thành rẻ và cách nấu đơn giản, nước đậu đen rang là thức uống mùa hè đáng để lựa chọn. Loại nước uống này cũng chính là bí quyết thanh lọc, giải nhiệt cơ thể, đồng thời có khả năng ngăn ngừa ung thư và nhiều bệnh khác. Bên cạnh đó, nhiều phụ nữ còn sử dụng nước đậu đen như một phương pháp dưỡng da và giảm cân hiệu quả.
Như vậy, bài viết đã giải đáp cho bạn câu hỏi “Uống trà sữa có tốt không?” cũng như phân tích những thắc mắc liên quan đến việc uống trà sữa. Để tìm hiểu thêm các kiến thức bổ ích về sức khỏe và đời sống khác, bạn vui lòng truy cập vào website: kangen.vn hoặc liên hệ Hotline 056 919 8888 để được chúng tôi tư vấn và giải đáp nhé!
Viết bình luận
Bình luận